Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Bất chấp nền kinh tế đi xuống, chúng ta vẫn nhận thấy được rằng rõ ràng chúng ta đang sống trong thời đại của sự dư thừa. Những cửa hàng bán lẻ đưa ra số lượng hàng hóa đủ chủng loại, từ chỉ là cặp găng tay rửa chén, cái thùng rác cho đến đủ loại giấy vệ sinh đủ phong phú để thỏa mãn mọi yêu cần bạn cần.

Dẫu là tính đa dạng làm cho cuộc sống thêm phong phú, nó cũng làm cho khách hàng không khỏi có cảm giác bị tràn ngập thông tin. Biết bao nhiêu lựa chọn thì biết đâu là đúng? Đây là câu hỏi quan trọng mà chủ thương hiệu phải tự hỏi bản thân, vì đó cũng chính là câu hỏi mà khách hàng của bạn sẽ đặt ra. Khi người ta đang nhìn vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn trên mạng Internet hay trên kệ hàng, thì bạn làm thế nào để thương hiệu của bạn nổi bật giữa những nhãn hàng khác?

Câu trả lời sẽ đưa đến một vấn đề cốt lõi: câu chuyện đằng sau thương hiệu của bạn.

Hãy nghĩ về lần cuối cùng mà bạn đưa ra quyết định mua một thứ gì. Có phải quyết định của bạn dựa trên câu chuyện đằng sau sản phẩm hay là đằng sau công ty tạo ra sản phẩm đó? Nếu là nước rửa bát thì có lẽ bạn mua loại rẻ nhất. Nhưng cũng có thể là mẹ bạn có một nhãn hiệu mà bà rất thích và từ nhỏ giờ bạn thường thấy mẹ dùng nên giờ bạn cũng mua hiệu đó? Hoặc có thể bạn tìm mua những sản phẩm thân thiện với môi trường vì bạn nghe được những câu chuyện về hậu quả con người gây ra cho môi trường?

Dù là tốt hay xấu thì có tình cảm riêng với 1 sản phẩm hay dịch vụ qua câu chuyện phía sau thương hiệu đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định khi mua hàng của người dùng. Đó cũng là lý do tại sao hiểu được điểm độc đáo, để hoàn thiện hóa câu chuyện thương hiệu của bạn lại quan trọng đến vậy.

Đây là 3 cách tốt để thương hiệu của bạn có thể tận dụng những biện pháp kể chuyện để đạt được thành công.

  1. Câu chuyện phải phù hợp với phong cách của bạn: Phong cách kinh doanh của bạn là năng động tươi sáng? Vui vẻ sáng tạo? Truyền thống bền vững? Dù là tông của bạn là gì đi nữa, bạn phải làm sao cho câu chuyện của bạn phù hợp với sản phẩm của bạn. Hãy nghĩ tới Apple xem, đó là 1 thương hiệu có thể được nhận ra ngay tức và rất hợp với sản phẩm của họ: đơn giản, dễ dàng và sạch sẽ. Không gì gây khó chịu bằng một sản phẩm mang tính truyền thống lại đi quảng bá bằng một hashtag nhí nhố. Hay là một công ty Startup lại đi quảng bá thương hiệu cứ như sản phẩm của họ đã có từ thời xưa lơ xưa lắc. Hãy làm sao cho câu chuyện sản phẩm của bạn được kể theo đúng văn hóa công ty bạn.
  2. Tạo một mối liên kết cảm xúc: đây không hẳn là cố làm cho khách hàng của bạn phải rơi lệ bởi những câu chuyện thương tâm về mất mát hay là hướng thiện (dù dĩ nhiên bạn có thể đi theo hướng đó nếu muốn). Quan trọng là bạn phải tạo ra một mối liên kết cảm xúc thật chân thật với khách hàng, liên hệ giữa cái họ cần và cái bạn có thể cung cấp. Hãy kể câu chuyện về những nhân viên tài năng của bạn. Chia sẻ những câu chuyện thành công hay cảm nhận đẹp về thương hiệu từ những khách hàng của bạn. Hãy kể những câu chuyện mà có ý nghĩa, dù lạ, vui tươi, ấm áp hay truyền cảm hứng.  Hãy giúp những người khác tạo mối liên kết cảm xúc với bạn và họ sẽ luôn quay về với thương hiệu của bạn. Nhưng Simon Sinek từng nói, “Người ta không mua vì cái bạn làm, họ mua vì lý do mà bạn làm nên nó”
  3. Làm thế nào để truyền tải dễ dàng: không phải người ta bao gồm từ “kể” trong “kể chuyện” cho vui đâu. Ai cũng muốn chia sẻ những câu chuyện hay với mọi người. Và với vô số những kênh thông tin, mạng xã hội và những công cụ chia sẻ khác, thật là dễ để truyền tải câu chuyện của bạn. Nếu bạn nghĩ điều đó không quan trọng , hãy thử nhìn những trang Facebook, Twitter hay Reddit xem, trang nào cũng kể một câu chuyện nào đó. Hãy chắc chắn thông điệp của thương hiệu của bạn có thể lan truyền được bằng cách kết hợp tất cả những phương tiện, thiết bị và công cụ xã hội mà khách hàng của bạn cần để giúp bạn truyền đi thông điệp ấy.