Dịch từ bài báo “Entrepreneurship and Covid-19: Challenges and Opportunities” tại Anh năm 2020.
Giới thiệu
Bài báo nhằm kiểm chứng những hậu quả bởi trận đại dịch Covid-19 tác động lên tinh thần khởi nghiệp ở Anh, tập trung chủ yếu vào những thách thức ảnh hưởng tới các doanh nghiệp quy mô nhỏ cũng như là những cơ hội mà họ có thể nắm bắt để tiếp tục kinh doanh. Các công ty quy mô nhỏ này cũng đóng vai trò quan trọng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN), và những đóng góp của họ đối với nền kinh tế Anh, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các doanh nhân khởi nghiệp đang bị đe dọa trầm trọng bởi trận đại dịch này (King’s Fund, 2020). Điều này được thể hiện rõ trong bài báo cáo bởi những nhà nghiên cứu gần đây về những tác động và cơ hội do đại dịch gây ra.
Stephan và cộng sự (2020) đã tiến hành một nghiên cứu trong thời gian đỉnh điểm của lệnh đóng cửa bởi Covid-19 (từ tháng 05 – 07/2020) ở Anh để chứng minh ảnh hưởng của trận đại dịch lên các DNVVN và chủ doanh nghiệp. Trong số 361 các doanh nhân khởi nghiệp được chọn làm mẫu nghiên cứu, kết quả cho thấy 61% doanh nhân trả lời rằng các hoạt động giao dịch, thương mại giảm cực mạnh bởi tác động của Covid-19. Điều này được thể hiện rõ ở một số việc nhất định như phải thanh toán cho nhà cung cấp và chi phí vận hành, những việc được chứng minh là khó đạt được (Hopley, 2021). Mặc dù sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã mở ra những cơ hội nhất định giúp các DNVVN có thể tận dụng để củng cố hoạt động kinh doanh, nhưng trận đại dịch này cũng làm cho các DNVVN phải thường xuyên đối mặt với nhiều khó khăn liên quan việc nhận thanh toán, hoãn hoặc hủy đơn đặt hàng, công việc, cũng như các tài trợ từ các nhà đầu tư, chính điều này luôn gây nên áp lực và đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của doanh nghiệp (Stephan và công sự, 2020; Albonico và cộng sự 2020). Điều này cũng đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Greene & Rosiello (2020), tiến hành khảo sát 565 công ty đang mở rộng quy mô ở Anh nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng Covid-19 tác động như thế nào. Kết quả chỉ ra rằng 68% các DNVVN gặp vấn đề với dòng tiền, 59% các doanh nghiệp chứng kiến sự giảm mạnh về doanh thu, 51% phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, trong khi 6% mong đợi để mở rộng kinh doanh.
Về lĩnh vực lao động và việc làm, nghiên cứu đã cho thấy Covid-19 khiến cho những nhà sáng lập DNVVN phải đối mặt với những thách thức liên quan đến đội ngũ lao động, cụ thể là duy trì nhân viên và trả đủ lương cho họ (Smith, 2021; Stephan và cộng sự, 2020). Trước những khó khăn này, chính phủ Anh đã đưa ra chương trình duy trì việc làm Corona-virus (CJRS) vào tháng 03/2020 nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp trả tiền lương và tiền công cho nhân viên (HM Government, 2021). Điều này đã tạo cơ hội lớn cho người sử dụng lao động được đăng ký xin trợ cấp, có thể trả lương cho nhân viên (The King’s Fund; OECD, 2020). Tuy nhiên, nghiên cứu bởi Smith (2021) lưu ý rằng Chương trình CJRS không giúp chấm dứt tình trạng mất việc vĩnh viễn mà chỉ giúp giảm tạm thời. Cùng với đó, nghiên cứu của Stephan và cộng sự (2020) cho thấy 45% chủ doanh nghiệp DNVVN đã đăng ký chương trình này nhưng họ không thể nhận được phúc lợi từ chương trình bởi họ là những doanh nghiệp vừa ra mắt, không đủ điều kiện để có bảng theo dõi doanh thu từ 2 năm trở lên.
Chính phủ Anh (2021) cho biết những thách thức được gây nên bởi trận đại dịch Covid-19 đã đe dọa khoảng 16,6 triệu việc làm ở Anh. Tuy nhiên, các doanh nhân khởi nghiệp có cái nhìn tích cực khi 75% các chủ doanh nghiệp (lấy mẫu từ nghiên cứu Stephen và cộng sự 2020) hy vọng 5 năm tiếp theo, sẽ có nhiều nhân viên, công nhân được thuê vào làm cho họ. Bỏ qua sự hy vọng cao và sự tự tin về tương lai, hầu hết các chủ doanh nghiệp đang rơi vào tình huống không chắc chắn khi mà khoảng 49% (mẫu từ nghiên cứu Albonico và cộng sự, 2020) chỉ lên kế hoạch cho 1 năm tiếp theo, trong khi 53% (được khảo sát bởi Hopley, 2021) dự đoán rằng nếu hiện nay đại dịch này không dừng lại, số tiền của họ sẽ cạn trong vòng 1 năm nữa. Thêm vào đó, các nhà doanh nhân (trong nghiên cứu Stephan và cộng sự, 2020) đã dự đoán doanh nghiệp của họ không thể tồn tại, trụ vững nổi nếu làn sóng thứ 2 của đại dịch này diễn ra. Theo nghiên cứu Smith đã chỉ ra, hơn 840.000 chủ doanh nghiệp nhỏ ở Anh không đảm bảo việc mở cửa doanh nghiệp, trở lại bình thường như trước sự bùng nổ của vi rút corona.
Đối với sức khỏe tinh thần, một số nghiên cứu đã cho thấy các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Anh đang trải qua các bệnh về tâm lý bởi những khó khăn, cản trở trong vận hành doanh nghiệp mà Covid-19 gây nên và điều này làm giảm sự hài lòng trong cuộc sống và khiến họ rơi vào căng thẳng, stress, từ đó việc đối mặt giải quyết với môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn (Stephan và cộng sự, 2020; NHS, 2020), Theo tờ Mental Health của Anh (2021) nhấn mạnh rằng nhiều doanh nhân đã phải trải qua tình trạng căng thẳng, lo âu, stress bởi những tác động tiêu cực mà Covid-19 gây nên cho doanh nghiệp họ. Theo tờ Public Health England (2021) chỉ ra rằng khoảng 29% doanh nhân có triệu chứng rối loạn tâm thần chung (CMD). Nghiên cứu của Smith (2021) đã tìm thấy 42% doanh nhân không có CMD một năm trước đó lại mắc chứng bệnh này vào tháng 04/2020.
Hơn thế nữa, NHS (2020) cho rằng các cú sốc về tâm lý và căng thẳng được dẫn đến từ việc mất tiền và các thỏa thuận kinh doanh. Tờ Public Health England (2021) cũng bổ sung thêm rằng tỷ lệ CMD hàng tháng trong số các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Anh tăng 9% vào tháng 07/2020. Mental Health UK (2021) xác nhận rằng các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến việc mất nhân công, vấn đề tiền bạc và hoạt động kinh doanh chậm lại tiếp tục làm gia tăng CMD đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Anh. Một nghiên cứu gần đây (bởi Smith, 2021) trong số 765 chủ doanh nghiệp nhỏ ở Anh đã chỉ ra 82% các doanh nhân đã và đang chịu đựng tình trạng sức khỏe tinh thần kém trong vòng 1 năm trở lại đây. Những lo lắng về việc mất tiền và giảm hoạt động kinh doanh là những nhân tố chính chịu trách nhiệm cho vấn đề này (NHS, 2020).
Mặc dù có những ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và những thách thức mà Covid-19 gây nên, nhiều doanh nhân (lấy từ mẫu nghiên cứu bởi Stephan và cộng sự, 2020) đã khẳng định rằng sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 cũng mang lại sự thay đổi tích cực, những đổi mới về cách vận hành doanh nghiệp. Ví dụ, những doanh nhân (theo nghiên cứu bởi Kiem, 2021) nói rằng những công việc, nhiệm vụ hiện nay được thực hiện hoàn toàn từ xa và mang lại hiệu quả, năng suất hơn. Theo nghiên cứu của Hopley (2021), làm việc từ xa giúp các chủ doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí. Albanico và cộng sự (2020) đã khám phá được rằng 80% các chủ doanh nghiệp có thể tiết kiệm hơn 50% chi phí vận hành so với trước. Theo nghiên cứu bởi Kiem (2021), 63% các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể giảm tới 45% chi phí vận hành nhờ vào việc áp dụng làm việc từ xa. Tuy nhiên, theo nghiên cứu bởi Greene và Rosiello (2020) cho thấy làm việc từ xa khiến nhiều doanh nhân vừa phải bắt đầu làm việc chuyên môn chính trước kia ở nhà, vừa làm thêm việc nội trợ ở nhà như: chăm sóc con trẻ và cộng thêm những áp lực, căng thẳng ngày càng gia tăng, điều này khiến cho một số doanh nhân gặp nhiều khó khăn hơn. Cơ hội tốt khác cho các DNVVN là các biện pháp hỗ trợ tài chính được đưa ra bởi chính phủ Anh nhằm giúp đỡ các chủ doanh nghiệp nhỏ giải quyết vấn đề chi phí khi mà nguồn thu nhập bị gián đoạn bởi sự ảnh hưởng của Covid-19 (OECD, 2020). Nổi bật nhất là chính sách duy trì việc làm giai đoạn Covid-19, đề án cho phép người sử dụng lao động có quyền cho công nhân, nhân viên được nghỉ làm tạm thời (Chính phủ Anh, 2021); và theo sau đó là những khoản vay chính phủ, tiền mặt trợ cấp có sẵn thông qua những hội đồng địa phương ở Anh; hoãn trả thuế; chính sách hỗ trợ thu nhập cho cá nhân lao động tự do (Chính phủ Anh, 2021). Nghiên cứu bởi Stephan và cộng sự (2020) đã cho thấy 73% doanh nhân thực hiện khảo sát đã áp dụng chính sách hỗ trợ của chính phủ; còn theo nghiên cứu bởi Greene và Rosiello thống kê được 3 trong 4 doanh nhân trả lời khảo sát có áp dụng chính sách hỗ trợ, trong khi theo Smith (2021) thì 90% chủ doanh nghiệp DNVVN cũng nhận sự hỗ trợ từ chính phủ Anh.
Kiem (2021) ghi nhận rằng những mô hình, phương thức kinh doanh đang tồn tại cũng như những cơ sở vật chất về Internet/kỹ thuật số là cơ hội cho các nhà khởi nghiệp. Stephan và cộng sự (2020) tuyên bố rằng chủ sở hữu các doanh nghiệp nhỏ đều xem xét những mô hình, phương thức kinh doanh đang tồn tại và áp dụng chúng cho công ty họ cùng với việc tận dụng những lợi ích từ kỹ thuật số và Internet. Hơn thế nữa, OECD (2020) đã chỉ ra rằng trong giai đoạn phong tỏa bởi Covid-19, gần 50% các DNVVN có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới (đặc biệt là trong thời đại thế giới kỹ thuật số) bằng việc tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới nhằm thúc đẩy công việc kinh doanh hiện tại của họ, từ việc đáp ứng sự gia tăng bất ngờ về những nhu cầu mới cho sản phẩm/dịch vụ mà Covid-19 mang lại. Ví dụ, tập đoàn Biofresh Group Ltd, nhà sản xuất công nghệ thực phẩm ở Newcastle, Anh chuyên sản xuất sản phẩm giúp giữ thực phẩm tươi sống. Trước sự bùng nổ Covid-19, đây là sản phẩm chính của công ty (chiếm 90%), nhưng kể từ khi dịch bệnh diễn ra, nhu cầu và doanh thu sản phẩm này giảm mạnh đáng kể, Biofresh Ltd nhanh chóng chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác và cho ra đời sản phẩm “Cubo3”, sản phẩm khử trùng được tạo ra để khử trùng ở những địa điểm như các bệnh viện, phương tiện công cộng, khu chăm sóc bệnh, khách sạn, xe cứu thương, các trung tâm dạy học (theo Laister, 2020).
Kết luận
Các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Anh cần sự hỗ trợ kịp thời và đầy đủ để xây dựng, duy trì doanh nghiệp và tiếp tục sống sót qua cuộc đại dịch Covid-19. Những sự hỗ trợ cho các DNVVN nên được đưa ra một cách nhanh chóng và không điều kiện nhằm giúp đỡ hoàn toàn cho họ để họ có thể duy trì, tồn tại, và đối mặt với đại dịch Covid-19. Điều cần chú ý là các DNVVN là “xương sống” hay trụ cột của nền kinh tế Anh, 52% tổng doanh thu lĩnh vực tư nhân được đóng góp bởi các DNVVN; họ sử dụng 60% lực lượng lao động ở lĩnh vực tư nhân (Stephan và cộng sự, 2020). Những điều trên nên được xem xét nhằm tăng cường cung cấp sự hỗ trợ cho họ.
Báo cáo bởi Edwin Oche