1. Action Plan - Kế hoạch thực hiện
Một tầm nhìn rõ ràng sẽ được đi cùng bởi một bản kế hoạch hành động phù hợp. Ở bước này nhà khởi nghiệp mô tả thật chi tiết những việc mà doanh nghiệp cần làm để đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh sẽ đạt được mục tiêu và mang đến lợi nhuận cho công ty.
2. Product - market fit: Sản phẩm phù hợp thị trường
Product-Market Fit là khái niệm thường xuyên được nhắc tới với các startup ở early stage. Paul Graham, founder của Y Combinator định nghĩa khi một startup đạt được Product-Market Fit là thời điểm họ làm ra một sản phẩm mà khách hàng muốn.
Khi xây dựng Mô hình kinh doanh mới, chúng ta có tìm được sự hòa hợp sản phẩm với thị trường của mình hay không? Đây là điều kiện tiên quyết khi muốn khởi nghiệp, tạo dự án mới.
3. Prototype - Mẫu thử
Từ việc có nhiều ý tưởng khởi nghiệp, bạn cần phải chọn ra một ý tưởng tốt nhất và phù hợp nhất, và để làm được điều này bạn cần có 1 sản phẩm thử để kiểm tra. Đó là Prototype.
Prototype giúp minh họa, thể hiện sản phẩm/ý tưởng bạn đưa ra có thể hình dung được.
4. Minimum Viable Product (MVP) - Sản phẩm khả dụng tối thiểu
Trong việc phát triển phần mềm, đây là phiên bản rút gọn của một ứng dụng. Thường thì sản phẩm này được phát hành trước khi tung ra sản phẩm ứng dụng chính thức. Đặc điểm của sản phẩm khả dụng là có đầy đủ các tính năng tối thiểu cho người dùng. Tuy nhiên một số tính năng cao cấp hay chất lượng của nó không thể bằng sản phẩm chính thức. Minimum Viable Product giống như bản dùng thử, để khách hàng trải nghiệm từ đó khiến khách hàng muốn mua khi sản phẩm chính thức ra mắt.
5. Pilot test - thử nghiệm
Sau khi có ý tưởng, tiến hành nghiên cứu và đưa ra sản phẩm, bạn sẽ bước vào giai đoạn Pilot test - thử nghiệm ở một quy mô nhỏ, có thể là một khu vực/chi nhánh nhất định, để sau đó có thể điều chỉnh và đưa sản phẩm/dịch vụ ra mắt trên thị trường. Khác với cách làm truyền thống khi bạn có sản phẩm và tung ra thị trường liền sau đó mà không có giai đoạn thử nghiệm.
6. Management Team - Đội ngũ quản lý
Một doanh nghiệp chẳng thể hoạt động nếu chỉ có những bản kế hoạch. Những người thực hiện nó mà trên hết là đội ngũ quản lý mới là linh hồn của một Startup. Họ là người truyền cảm hứng, họ đôn đốc mọi người thực hiện kế hoạch mà họ đề ra nhằm đạt được mục tiêu phát triển.
7. Executive Summary - Bản tóm tắt thực thi
Để thuyết phục các nhà đầu tư về bản kế hoạch của mình, nhà quản lý tìm cách thu gọn lại những điểm chính yếu, cốt lõi. Đây là công đoạn quan trọng để gây dựng nguồn tài chính của công ty.
8. Target market - Thị trường mục tiêu
Chính là đối tượng khách hàng của startup. Các CEO thường nghiên cứu rõ hành vi của nhóm này và kết luận về khả năng sử dụng sản phẩm dịch vụ của họ.
9. Market Analysis - Phân tích thị trường
Hành động này nhằm hiểu rõ thị trường từ đây đưa ra những chiến lược quảng cáo, sự kiện nhằm quảng bá sản phẩm và đưa thương hiệu đến gần với người tiêu dùng.
10. Market share - Thị Phần
Thị trường không chỉ có một mình bạn do vậy xác định thị phần mà doanh nghiệp của bạn sẽ chiếm trong từng giai đoạn để có kế hoạch đạt được mục tiêu.
11. Competitive Advantage -Lợi thế cạnh tranh
"Khác biệt hay là chết!" Sản phẩm của bạn dù đi trước hay đi sau thì nó cũng rất cần những ưu thế vượt trội so với những sản phẩm còn lại. Nếu đặt mình vào vị trí là khách hàng, ta rất cần những đặc điểm vượt trội của sản phẩm này so với sản phẩm khác.
12. Sales and Marketing Strategy - Chiến lược Marketing và Bán hàng
Bước này rất quan trọng vì cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa mà bạn không có chiến lược bán hàng và làm thương hiệu tốt thì khách hàng cũng khó mà quyết định sử dụng sản phẩm của bạn giữa hàng trăm sản phẩm tương tự khác. Startup phải chú trọng vào thông tin về sản phẩm, giá cả, thương hiệu, đối thủ cạnh tranh và cả các kênh phân phối.
13. Distribution Channels - Kênh phân phối
Bạn cần xác định được các kênh chính phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.
14. Sales Forecast - Dự báo kinh doanh
Làm thế nào để sản phẩm của bạn chắc chắn sẽ bán được? Bạn mong muốn doanh thu của mình bao nhiêu, điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm? Một bản kế hoạch dự kiến cho sản phẩm với mọi startup là quan trọng.
15. Operation Plan - Kế hoạch quản lý
Để doanh nghiệp hoạt động trơn tru, kế hoạch về phúc lợi, về các chính sách thưởng phạt nội bộ là cực kì cần thiết!
16. Day-to-day Business Operations - Hoạt động kinh doanh hàng ngày
Có thể khi bạn đọc đến đây cho rằng nó quá là chi tiết, nhưng cái gì quá chi tiết thì càng dễ thực hiện phải không ạ? Kế hoạch này sẽ đề cập đến cách mà bạn sẽ bán sản phẩm của mình trong một ngày để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
17. Research and Development (R&D) - Nghiên cứu và phát triển
Bất kể công ty bạn làm về lĩnh vực nào thì cũng luôn luôn cần nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như phát triển quy mô công ty. Xã hội chẳng bao giờ đứng im, do vậy cần nghiên cứu tiếp thu công nghệ mới và bỏ những cái không còn phù hợp.
18. Management Summary - Quản lý sơ bộ
Thường xuyên có những cuộc hội ý thảo luận nhỏ nhằm đảm bảo rằng các thành viên trong công ty được thoải mái nêu ý tưởng của mình với cấp trên cũng như việc người quản lý cần hiểu rõ nhân viên của mình cả về học vấn và tính cách.
19. Organizational Structure - Cấu trúc tổ chức
Một công ty mạnh hay yếu cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức, nó như bộ xương chính nâng đỡ toàn bộ công ty của bạn. Nếu bộ xương này không vững thì công ty bạn cũng chẳng thể ổn định.
20. Human Resource Plan - Kế hoạch về nhân lực
Nguồn nhân lực hiện nay rất dồi dào, tuy nhiên, làm sao giữ được nhân viên lâu dài, và thuê được những người giỏi về cho công ty lại là một chuyện khác. Bạn nên có kế hoạch chi tiết cho việc thuê nhân sự này.
21. Financial Plan - Kế hoạch về tài chính
Tài chính là một vấn đề quan trọng, một nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến khía cạnh này. Một bản kế hoạch tài chính chi tiết và hợp lý sẽ được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Và nó cho biết khả năng sinh lời hấp dẫn thế nào với họ.
22. Revenue Model - Doanh thu mẫu
Là thứ mà các nhà đầu tư rất quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Nguồn doanh thu của bạn từ đâu? Kế hoạch để tạo ra doanh thu trong doanh nghiệp bạn là gì? Làm thế nào mà bạn có thể đánh giá sản phẩm hay dịch vụ của mình? Khả năng tạo ra lợi nhuận của nó là như nào?
23. Funding Requirement - Yêu cầu kinh phí
Là điều cuối cùng bạn cần làm khi mà các kế hoạch bên trên đều có triển vọng. Ở vấn đề này bạn cần đề cập đến con số cụ thể mà dựa vào những phần trên ta có thể có được. Điều quan trọng hơn là bạn sử dụng số vốn kia làm sao cho có hiệu quả.
24. Founder: Người sáng lập
Là người tìm ra các ý tưởng, các giải pháp và muốn phát triển nó trở thành một dịch vụ hoặc sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ những nhà sáng lập đơn lẻ.