Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

1. Investor: Nhà đầu tư

Nhà đầu tư có thể là công ty, tổ chức hoặc cá nhân nắm trong tay một lượng tiền nhất định. Họ sẽ đầu tư vào những dự án khởi nghiệp nhằm thu lại lợi nhuận khi thành công trong tương lai.

 

2. Angel investor: Nhà đầu tư thiên thần

Nhà đầu tư thiên thần là cá nhân sở hữu giá trị tài sản lớn, họ thường đầu tư với mục đích đổi lấy quyền sở hữu công ty. 

Đây là những nhà đầu tư cung cấp số vốn nhỏ, dành cho doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng thành sản phẩm cụ thể. Số vốn này dành để trang trải cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm để có thể tạo ra doanh thu và thu hút các nhà đầu tư khác.

Angel investor còn được gọi tên khác như: angel funder, private investor, seed investor, business angel.

 

3. Capital Investor: những nhà đầu tư chuyên nghiệp

Thường quản lý những quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ rót vốn vào những Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang trong giai đoạn mở rộng phát triển. Do đó, để thành công trong giai đoạn này, các Startup nên cố gắng đem về những thành công nhất định trước khi tìm gặp các nhà đầu tư.

Để tìm kiếm Capital Investor, các Startup cần phải chứng minh những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nếu Capital Investor ngỏ ý muốn đầu tư cho dự án của bạn thì chúc mừng bạn đã thành công!

 

4. Venture capitalist: Nhà đầu tư mạo hiểm

Người tài trợ vốn với số vốn lớn cho các công ty khởi nghiệp để đổi lấy cổ phần, rót cho những doanh nghiệp đã có khách hàng và doanh thu, muốn mở rộng thị trường và quy mô.

 

5. Funding: Sự gọi vốn

Là hoạt động mà các Startup phải kêu gọi các nhà đầu tư nguồn vốn vào dự án hoặc ý tưởng của mình. Bằng cách các startup sẽ mời họ vào cùng làm dự án hoặc chia sẻ lợi nhuận để đôi bên cùng có lợi.

Thông thường, các startup sẽ gọi vốn khi họ không đủ nguồn lực để mở rộng và phát triển hoặc họ cần một mentor (cố vấn) để định hướng cho những bước tiếp theo của mình. Gọi vốn sẽ diễn ra ở rất nhiều vòng (Round) tùy vào năng lực của Startup, và sau mỗi vòng, doanh nghiệp sẽ được định giá lại.

Trong cùng một dự án, các Startup có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư và chọn nhiều nhà đầu tư cùng lúc, tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên trong từng lĩnh vực khác nhau. Quá trình có thể trải qua nhiều vòng và với mỗi lần kêu gọi vốn, doanh nghiệp startup sẽ được định giá lại.

 

6. Funding round – Vòng gọi vốn

Là giai đoạn các công ty khởi nghiệp cần vượt qua để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn. Họ cần chứng minh được tiềm năng sản phẩm, sự tăng trưởng khách hàng theo thời gian.

Một số vòng gọi vốn thông thường:

  • Pre-seed Round – Vòng tiền hạt giống:

Giai đoạn thành lập công ty và phát triển ý tưởng. Tiền vốn giai đoạn này chủ yếu đến từ người sáng lập công ty, gia đình và bạn bè.

  • Seed round - Vòng đầu tư hạt giống.

Giai đoạn công ty đã có sản phẩm mẫu. Tại vòng đầu tư hạt giống, startup sẽ nhận vốn từ những nhà đầu tư thiên thần.

Serie A: Vòng cấp vốn đầu tiên

Đây là vòng cấp vốn đầu tiên của nhà đầu tư mạo hiểm. Doanh nghiệp nhận được đầu tư serie A thường đã có doanh thu, bước vào giai đoạn ổn định và bắt đầu có nhu cầu mở rộng quy mô công ty.

Serie B

Bước vào giai đoạn mở rộng mô hình kinh doanh. Số tiền có được dùng để tập trung nhân lực, đầu tư quảng cáo, nâng cấp và mở rộng địa điểm.

Serie C

Giai đoạn doanh nghiệp tăng trưởng mạnh và đạt thành tựu rõ rệt. Vốn đầu tư đến từ các tập đoàn lớn và được dùng để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần.

Đây là các vòng cấp vốn tiếp theo tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp và mô hình kinh doanh

 

7. Accelerator: Gia tốc doanh nghiệp/ Mô hình tăng tốc khởi nghiệp

Accelerator được hiểu như một hoạt động tiếp nhận những ý tưởng sơ khai, sau đó sàng lọc thật kĩ và lựa chọn ra những ý tưởng hay dự án tiềm năng, hay còn gọi là các hạt giống.

Sau đó, đội ngũ sáng lập những ý tưởng được chọn vào Accelerator sẽ có một khoảng thời gian nhất định (thông thường khoảng bốn tháng) để phát triển ý tưởng thành sản phẩm ở dạng cơ bản.

Mỗi Accelerator khác nhau sẽ có một chương trình ươm tạo khác nhau nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc làm sao để giúp nâng cao các kỹ năng cần có trong khởi nghiệp dành cho người sáng lập.

Accelerator thường đầu tư một khoản tiền rất ít đổi lấy cổ phần dưới 10%, chủ yếu là hỗ trợ các công ty ở dạng chưa thành hình bằng chính kinh nghiệm và mối quan hệ của mình.

 

8. Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator): 

Về cơ bản, họ đều là những doanh nghiệp đứng ra tư vấn về cả pháp lý lẫn chuyên môn, cung cấp không gian làm việc để giúp cho các startups có thể trưởng thành nhanh chóng, sớm đưa được sản phẩm ra thị trường, sớm tìm được khách hàng/nhà đầu tư.

Tuy nhiên, Incubator hoạt động trong một không gian và thời gian khác với Accelerator.

– Không gian của Incubator thường rộng lớn hơn là môi trường nơi tập trung làm việc của Accelerator.

– Thời gian của Incubator dành cho startup thường kéo dài nhiều năm, có khi từ 3-5 năm. Trong khi thời gian của một khóa Accelerator chỉ kéo dài 4 - 6 tháng.

– Cổ phần của Incubator trong startup lớn hơn, thường chiếm 20% hoặc hơn, trong khi cổ phần tính cho Accelerator chỉ chiếm từ 6-10%.

 

9. Bootstrapping: Tự khởi nghiệp

Đây là thuật ngữ nghĩa là: Tự lực. Được hiểu là các Startup khi bắt đầu dự án của mình họ cũng có nguồn vốn nhất định, khi nguồn vốn của họ bỏ ra không đủ thì vòng thứ hai mới đến Funding. Nguồn vốn nội tự lực là vốn từ tài sản cá nhân hoặc từ lợi nhuận của công ty mà không cần đến các nhà đầu tư.

Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn, và ý tưởng cũng chưa đủ lực để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Một số Startup có nguồn vốn lớn, quá trình tự lực sẽ kéo dài hơn.

 

10. Merger and Acquisition: Mua bán và sáp nhập công ty

 

11. IPO: Đưa công ty lên sàn chứng khoán

 

12. Growth Hacking: Marketing mới dành cho startup

Ngày nay, việc sử dụng các công cụ trực tuyến và mạng xã hội đã thay thế marketing truyền thống, chi phí rẻ và ý tưởng marketing đa dạng hơn. Chính vì vậy thay vì bắt đầu từ xây dựng branding trước (marketing truyền thống) thì growth-hacking đặc biệt tập trung vào tăng trưởng lượng người dùng: Viral, Referral, SEO, CRO, và Email.

 

13. Sandbox 

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, sand box là môi trường để các startup công nghệ triển khai các hoạt động thử nghiệm như: ứng dụng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới trên thị trường. Năm 2012, cơ chế sandbox ra đời tại Mỹ, 3 năm sau Cơ quan Điều hành Tài chính (FCA) tại Anh áp dụng hệ thống “điều chỉnh thử nghiệm – regulation sandbox”. Từ đó hơn 30 quốc gia bắt đầu áp dụng cơ chế này.

Trong lĩnh vực công nghệ, sandbox còn là hệ thống bảo vệ máy tính khỏi sự xâm nhập của các phần mềm độc hại. Nếu thiếu sandbox, một ứng dụng thứ 3 có thể dễ dàng truy cập vào dữ liệu người dùng và khai thác tài nguyên hệ thống.

 

14. Cold email – Email nguội/ngẫu nhiên

Không giống như rác, cold email được gửi đi khi đã có sự nghiên cứu cẩn thận về nhóm khách hàng mục tiêu.

89% marketer nhận định, email là công cụ chính giúp họ thu thập tệp khách hàng tiềm năng. Nhằm tối ưu hiệu quả, nội dung cold email dần được cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu của tệp khách hàng riêng biệt. Ngoài thu thập thông tin khách hàng, cold email giúp kết nối các đối tác tiềm năng, hỗ trợ tuyển dụng.

 

15. Burn rate – Tỷ lệ đốt tiền

Là tốc độ chi tiêu hằng tháng của một công ty khởi nghiệp. Trước khi tạo lợi nhuận, startup sử dụng tiền vốn của nhà đầu tư mạo hiểm chi trả cho hoạt động kinh doanh.

2 loại burn rate chủ yếu:

Gross burn: tổng chi phí hoạt động mỗi tháng;

Net burn: tổng số tiền thực tế mỗi tháng

 

16. Demo day:

Là “sân khấu” dành cho các startup. Là thời điểm các công ty khởi nghiệp trình bày ý tưởng sản phẩm, đối tượng khách hàng, cột mốc doanh thu. Thông thường thời gian trình bày ý tưởng và giải đáp thắc mắc từ nhà đầu tư chỉ diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài phút, do đó nội dung cần ngắn gọn, thực tế và nhấn mạnh vào kết quả, cho thấy giá trị lợi nhuận và tiềm năng phát triển lâu dài trên thị trường của sản phẩm.

 

17. Elevator pitch 

Thuyết trình “thang máy” là thuật ngữ miêu tả một bài trình bày ngắn gọn về ý tưởng sản phẩm, dịch vụ và dự án. Thời gian giới hạn của phần phát biểu được ví với thời gian ngắn ngủi khi đi thang máy (20-60 giây).

Trong tài chính, elevator pitch là cơ hội thuyết phục nhà đầu tư mạo hiểm gây vốn. Một elevator pitch hiệu quả nên bao gồm thông tin về tính năng sản phẩm, thị trường mục tiêu, lợi ích mang lai và chi phí có thể tiết kiệm.

 

18. Viral marketing – Tiếp thị lan truyền

Là chiến lược marketing tác động đến hành vi chia sẻ thông tin người dùng. Mục đích là thông qua hoạt động truyền miệng hoặc Internet, thông điệp tiếp thị sẽ được lan tỏa đến các mối quan hệ của người xem. Mạng xã hội là hệ sinh thái hoàn hảo cho chiến lược viral marketing phát triển.

 

19. Acquihire

 Acquihire được ghép từ Acquisition (thu nhận, mua) và Hire (thuê). Đây là hình thức mua lại/sáp nhập một công ty để sử dụng nguồn nhân lực công ty đó, thay vì sản phẩm hay dịch vụ.

 

20. Limited partner – Thành viên góp vốn

Limited partner hay Silent Partner là một trong những nhà đầu tư. Tuy sở hữu một phần công ty và được hưởng lợi nhuận, Limited partner không đảm nhiệm vai trò quản lý trực tiếp, cũng như không có trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của công ty.