Ngôn ngữ cơ thể và buổi thuyết trình dự án của bạn
Khi trình bày dự án của mình trước những nhà đầu tư tiềm năng, việc thu hút người nghe và để lại ấn tượng đáng nhớ là một điều hết sức quan trọng. Trình bày dự án (Pitching) cũng tương tự như việc diễn thuyết cho dù bạn đứng trên một sân khấu long trọng hay ở một buổi sự kiện networking. Vì vậy, bạn có thể áp dụng vài bí quyết dưới đây, tương tự như được sử dụng để nói trước đám đông – chính là thông thạo tốt ngôn ngữ cơ thể, do đó buổi trình bày dự án Pitching của bạn sẽ tuyệt vời hơn.
Ngôn ngữ cơ thể quan trọng như thế nào?
Theo các nghiên cứu, ngôn ngữ cơ thể đóng một vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù tỉ lệ thực có thay đổi, giao tiếp phi ngôn ngữ thông qua sử dụng ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 50-70% của cuộc giao tiếp.
Do đó, bên cạnh nội dung của buổi thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng quan trọng không kém, nó sẽ ảnh hưởng tới mức độ bạn muốn truyền tải thông điệp cho người nghe như thế nào.
Vì vậy, việc phát tín hiệu ngôn ngữ cơ thể có thể giúp buổi Pitching bạn tuyệt vời hơn hoặc ngược lại, có thể phá vỡ tất cả. Hãy chú ý một vài ngôn ngữ cơ thể quan trọng có thể gặp phải trong buổi thuyết trình dự án, và hãy cùng xem xét những gì bạn nên làm và tránh làm nhé.
1. Bắt tay (Handshake)
Bắt tay – một chủ đề tốn khá nhiều trang giấy. Nó mang nhiều sắc thái – nó nên thể hiện uy quyền, nhưng không quá mức, và cũng nên cho thấy sự chắc chắn, nhưng không phải nắm quá chặt. Vậy cái bắt tay ấy nên thế nào?
Một cái bắt tay tốt nên thể hiện sự chắc chắn, nhưng không quá xiết chặt. Vì vậy, khi gặp một nhà đầu tư tiềm năng, hãy nắm chắc tay họ, nhưng đừng quá chặt.
Nhưng cũng không phải là một cái bắt tay hời hợt, quá yếu. Điều này rất tệ, và chắc chắn để lại ấn tượng xấu đối với các nhà đầu tư tiềm năng.
Bạn có thể tham khảo bài TED talk về ngôn ngữ cơ thể để hình dung rõ hơn. (Link: https://www.youtube.com/watch?v=ZZZ7k8cMA-4).
Khi bắt tay, lòng bàn tay ngửa lên thể hiện sự yếu đuối và thụ động, và ngược lại, nếu lòng bàn tay hướng xuống thể hiện sự mong muốn kiểm soát, quá uy lực. Hãy giữ tay thăng bằng, bằng cách giữ lòng bàn tay hướng sang ngang, giữ ngang bằng hai bên.
Khi bắt tay, hãy nhớ giao tiếp bằng mắt với người đối diện và đồng thời đi kèm với đó là sự mỉm cười. Hãy tạo khoảnh khắc kết nối này thật đáng nhớ - bạn không thể có cơ hội khác như vậy để tạo một ấn tượng tốt.
- Bám quá chặt bàn tay của người đối diện
- Đặt lòng bàn tay hướng hoàn toàn lên trên hoặc úp xuống dưới
- Bắt tay một cách hời hợt, thả lỏng, quá nhẹ
- Tránh giao tiếp bằng mắt
- Nắm bàn tay chắc nhưng không quá chặt
- Lòng bàn tay hướng sang ngang một bên
- Giao tiếp bằng mắt và mỉm cười
2. Biểu cảm khuôn mặt
Những gì mà người nghe thấy trên khuôn mặt của bạn cũng quan trọng như những lời nói họ được nghe. Lời nói và cách diễn đạt của bạn có khớp nhau không? Khuôn mặt của bạn có gửi đúng thông điệp không? Biểu cảm khuôn mặt tốt giúp đem lại sự truyền cảm, ấm áp và giúp buổi thuyết trình dự án của bạn để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.
Để sử dụng biểu cảm khuôn mặt như là một lợi thế, hãy ghi nhớ những điều dưới đây:
Chúng ta đều biết khi ai đó thông thạo phần “khuôn mặt biểu cảm”, họ có thể kể toàn bộ câu chuyện chỉ với một nét mặt. Chúng ta không thể đánh giá thấp điều này. Tuy nhiên, một sự thật là dù bạn có một kế hoạch kinh doanh tốt, một bản phân tích ngành đầy đủ, chỉnh chu nhất thì các nhà đầu tư tiềm năng luôn có xu hướng nhớ những câu chuyện của bạn hơn.
Mặc dù thể hiện niềm đam mê của bản thân với dự án/startup mình là một điều quan trọng, nhưng hãy cố gắng kiểm soát sự nhiệt tình của mình. Liên tục cười có thể khiến bạn trở nên kém duyên và thiếu chuyên nghiệp hơn, vì vậy giữ cho mình một phong thái thu hút và tự tin sẽ giúp bạn tốt hơn.
Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không được cười - bạn nên cười tươi nhưng đừng quá mức và dù cố gắng tô điểm vẻ ngoài đẹp như trong các cuộc thi sắc đẹp, điều này sẽ không thu phục được các nhà đầu tư.
Tương tự như trên, biểu cảm và cách diễn đạt của bạn nên được điều chỉnh phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ, lúc này nhà đầu tư đặt một câu hỏi hóc búa về vấn đề tài chính có thể xảy ra cho dự án, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Nếu bạn luôn cười trong khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, nó có thể khiến bạn trở nên thiếu chân thành. Biểu cảm khuôn mặt luôn đi đôi phù hợp với lời nói, bạn sẽ trông chân thật hơn.
Ví dụ khi nghe ai đó kể chuyện buồn, hoặc đồng cảm với bạn bè, việc nghiêng đầu sang một bên và gật đầu thể hiện sự thông cảm và thấu hiểu. Tuy nhiên, nó không cho thấy sức mạnh và uy quyền - hai điều bạn nên thể hiện ra ở buổi Pitching của mình. Hãy giữ đầu thẳng và gật đầu ở mức tối thiểu.
- Giữ khuôn mặt lạnh lùng, hờ hững và không cảm xúc
- Cười liên tục
- Sử dụng biểu cảm không phù hợp với ngữ cảnh
- Gật đầu hay nghiêng đầu quá nhiều
- Sử dụng cách diễn đạt phù hợp, có lợi cho bạn khi kể 1 câu chuyện
- Giữ phong thái điềm tĩnh, thu hút
- Điều chỉnh biểu cảm phù hợp với ngữ cảnh
- Giữ đầu ở vị trí thẳng
3. Vị trí cơ thể
Bạn đã từng nghe “tư thế quyền lực” chưa? - bài TED talk nổi tiếng bởi Amy Cuddy này là một tài liệu tuyệt vời cho chủ đề này, bạn có thể tham khảo thêm. Link: https://www.ted.com/talks/amy_cuddy_your_body_language_may_shape_who_you_are/up-next
Tư thế quyền lực có thể được áp dụng trong hai cách. Đầu tiên và rõ ràng nhất, trong khi Pitching (thuyết trình dự án) của mình, hãy tập trung vào lấp đầy những khoảng không gian trống.
Đừng “bất cử bất động”: ví dụ, nên tránh việc khoanh tay, khoanh chân hay có những cử chỉ khiến bạn trở nên nhỏ bé hơn. Điều này không chỉ cho thấy bạn thiếu tự tin, làm giảm đi vẻ uy quyền của bạn.
Để cải thiện điều bạn, trong khi đang Pitching, hãy đảm bảo rằng bạn đứng thẳng với một phong thái tự tin nhất có thể.
Không những tư thế uy quyền tốt cho buổi Pitching của bạn, chúng nên sử dụng trước khi bạn bắt đầu giới thiệu dự án/startup (công ty khởi nghiệp) của mình như một cách giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn và đưa mọi thứ vào tầm kiểm soát hơn.
Để làm điều này, hãy áp dụng tư thế “Wonder woman” một cách riêng tư (ở những nơi một mình) khoảng 2 phút trước khi bắt đầu Pitching/giới thiệu startup mình. Bạn sẽ cảm thấy tự tin, mạnh mẽ và kiểm soát hơn.
Tương tự như trên, hãy luôn có những cử chỉ rõ mục đích và tránh những di chuyển, động tác tay chân không cần thiết.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người diễn giả sử dụng cử chỉ “lòng bàn tay hướng lên” có khả năng thu hút, được đón nhận nồng nhiệt hơn, nội dung, thông điệp truyền tải được ghi nhớ hơn so với những người sử dụng cử chỉ “lòng bàn tay úp xuống”. Để tận dụng mẹo này, hãy luôn thực hành với cử chỉ lòng bàn tay mở, hướng lên.
- Khiến cơ thể trông nhỏ bé
- Đùa nghịch với tóc, áo hay chạm vào mặt
- Vẫy tay và cử động quá nhiều
- Lòng bàn tay hướng xuống
- Hãy thoải mái tận dụng không gian mở và sử dụng tư thế quyền lực
- Sử dụng những cử chỉ rõ ràng, dứt khoát, có mục đích
- Lòng bàn tay hướng lên
4. Tận dụng không gian và đạo cụ
Chúng ta có thể thấy nhiều diễn giả để “đạo cụ” lấn át mình, họ có thể bám chặt bục, hoặc bị chôn vùi trông mớ ghi chú họ chuẩn bị trước, hay một số có vẻ sợ và nhút nhát, ngại di chuyển qua lại, chỉ phát biểu ở một vị trí.
Mặc dù đạo cụ cũng hữu ích, nhưng hãy đảm bảo không để chúng dẫn dắt bài thuyết trình của bạn. Để giúp bài diễn thuyết trở nên đáng nhớ, ấn tượng và sự xuất hiện của bạn trở nên tự tin, gây chú ý hơn, hãy quan tâm đến việc tận dụng khoảng không gian và đạo cụ đi kèm.
Dưới đây là một vài điều nên ghi nhớ:
Cũng như việc định vị cơ thể bạn trông tự tin, uy quyền, thì việc sử dụng không gian cũng vậy. Đừng ngại khi di chuyển xung quanh thoải mái, đặc biệt khi bạn đang trình bày trên sân khấu hoặc trước một nhóm người. Hãy làm chủ không gian xung quanh mình, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi truyền đạt ý tưởng, thông điệp nào đó.
Những ghi chú, bục đứng giảng, hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào được sử dụng, chúng chỉ là những thứ bổ trợ đi kèm. Hãy bước ra khỏi bục, bỏ những tờ ghi chú xuống, và không để các công cụ khác ảnh hưởng nhiều đến phần pitching của bạn.
Hãy cố gắng làm quen trước, thực hiện thành thục bất cứ dụng cụ nào bạn định sử dụng trong buổi thuyết trình của mình, bạn càng thoải mái bao nhiêu, buổi pitching bạn càng tốt bấy nhiêu.
- Đứng im 1 chỗ, không cử động
- Quá lệ thuộc vào những công cụ hỗ trợ đi kèm
- Tận dụng không gian - đi lại xung quanh phòng, hay sân khấu một cách thoải mái
- Hãy thành thạo và tận dụng tốt những công cụ hỗ trợ.
5. Và cuối cùng, hãy thực hành, thực hành và thực hành
Bạn đã có những điều trên chưa? Dường như có quá nhiều thứ phải nhớ, đó là lý do tại sao việc thực hành là cần thiết và quan trọng. Hãy dành chút thời gian chuẩn bị những tài liệu cho buổi thuyết trình dự án chu đáo, tốt nhất, những cũng đừng quên luyện tập không chỉ những gì bạn nói mà còn chú ý hơn đến ngôn ngữ cơ thể.
Vì vậy, ngay lúc này hãy lấy máy ảnh ra và tự quay phim mình, đứng luyện tập trước gương hay nhờ một người bạn có thể đưa ra những lời nhận xét chân thành. Bằng việc chuẩn bị tốt nhất những tài liệu thuyết trình cần thiết và sử dụng thành thạo ngôn ngữ cơ thể, buổi thuyết trình dự án Pitching của bạn sẽ thành công cao hơn.
Chúc các bạn thành công với phần thuyết trình dự án (Pitching) của mình nhé!
Theo Bplan