Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Các chủ doanh nghiệp trên khắp thế giới vẫn phải tiếp tục thích nghi với lối đi một chiều tại các cửa hàng, tấm nhựa chắn bảo vệ tại quầy, nhân viên đeo khẩu trang và giãn cách xã hội đang hiện diện mọi nơi mọi lúc. Liệu điều này sẽ diễn ra mãi mãi? Thời gian sẽ trả lời tất cả, nhưng chúng ta cần có sự chuẩn bị trước dù bất cứ giá nào. Nếu không thể học được gì từ đại dịch này, đồng nghĩa với việc ta đã bỏ lỡ một cơ hội quý giá duy nhất trong đời.

Kinh nghiệm giúp củng cố kiến thức chuyên môn, và Covid-19 đã rèn nên những con người mạnh mẽ hơn, thông minh hơn (mặc dù nó không được nhìn nhận theo hướng tích cực). Đứng trước đại dịch, các doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ trên thế giới có xu hướng cải tiến lĩnh vực kinh doanh, nhằm duy trì hoạt động công ty, từ đó cho ra đời các giải pháp mang tính đột phá mới.
Ai đó đã từng nói rằng: “Nếu cuộc đời ném cho bạn những trái chanh, hãy tận dụng chúng và thưởng thức một ly nước chanh thật thơm mát”.

Meredith Schmidt – Một nhà quản lý tại Salesforce (Salesforce - công ty phần mềm dựa trên đám mây tại Mỹ), ông cũng là thành viên thuộc mạng lưới các nhà doanh nhân, lãnh đạo của Entrepreneur phát biểu: “Tôi đã học được nhiều bài học đắt giá khi công ty chúng tôi cùng nhau sát cánh để vượt qua giai đoạn khủng hoảng từ đại dịch.”

Dưới đây là 04 hành động mà các nhà lãnh đạo nên ưu tiên khi họ còn đang vật lộn với thách thức trước mắt:

1. Nhận dạng và xác định rõ những nhu cầu cần thiết nhất của cộng đồng

Có rất nhiều cơ hội “vàng” xuất hiện trong một cuộc khủng hoảng, và trận đại dịch này cũng không ngoại lệ. Điển hình là các nhà hàng luôn tiên phong áp dụng sự đổi mới sáng tạo giúp duy trì hoạt động kinh doanh của mình như tập trung giao hàng một cách nhanh chóng, đưa ra nhiều lựa chọn mới cho khách hàng, và thậm chí mở bán kèm theo sản phẩm thiết yếu, nhu cầu yếu phẩm trong cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Chìa khóa thành công chính là suy nghĩ về cách thức làm thế nào giúp bạn tiếp cận đến khách hàng một cách đột phá và hữu ích nhất.

Ví dụ như nhà hàng và quầy rượu Ý Lombardi tại Washington nhanh chóng chuyển qua dịch vụ bán nhu yếu phẩm trong suốt thời kỳ dịch bệnh diễn ra. Tương tự, các quầy ăn thông thường cũng liền nắm bắt xu hướng này, bán kèm theo những gói hàng thiết yếu thuận tiện cho việc mang đi và vận chuyển. Đặc biệt hơn, Lombardi bắt đầu xây dựng một cửa hàng tạp hóa trực tuyến với mong muốn giao hàng cho khách một cách an toàn và tối ưu nhất. Đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cơ bản cho khách hàng trong thời gian hỗn loạn này là cách tốt nhất mà bạn có thể làm.

Một khi khoảng thời gian tồi tệ này qua đi và các nhà hàng bắt đầu hoạt động lại bình thường, có thể sẽ xuất hiện thêm những loại hình sản phẩm và dịch vụ mới. Tuy nhiên, cách thức trên cũng là một hướng đi tuyệt vời nhằm thắt chặt thêm mối thân tình với khách hàng – người luôn mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp được cho rằng họ nên là người chủ động dẫn dắt khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ của mình theo những cách thức mới.

 

4 cach giup cty khoi nghiep phuc hoi

Nhận dạng và xác định rõ những nhu cầu cần thiết nhất của cộng đồng

2. Tập trung vào việc “Future proofing – Kiểm chứng tương lai” không gian làm việc của bạn

Kiểm chứng tương lai được hiểu là quá trình dự toán cách chúng ta sinh sống làm việc, giải trí và tương tác với môi trường xung quanh trong những năm tiếp theo.

Không gian làm việc sẽ hoàn toàn khác nhau đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh trên toàn thế giới sau đại dịch Covid-19, và sắp tới đây chúng ta phải đối mặt với những thay đổi này. Trong tương lai, không gian làm việc của các doanh nhân và chủ doanh nghiệp startup sẽ phải thích ứng với sự thật này từ việc trùng tu nâng cấp lại tòa nhà và đầu tư vào nội thất giúp không những mở rộng không gian làm việc mà còn bảo vệ môi trường làm việc cho nhân viên an toàn hơn.

Điều thú vị chính là đến từ các doanh nghiệp đang có những bước chuyển mình cho sự thích nghi mới này, do đó sẽ dẫn đến nhiều mô hình kinh doanh kết hợp mới được ra đời (ví dụ như các nhà hàng hạng sang bán kèm thêm dụng cụ đồ ăn gia đình hay các phòng tập gym triển khai lớp học trực tuyến ảo nhằm thu hút và duy trì khách hàng). Hơn thế, các chủ doanh nghiệp tiềm năng trong tương lai sẽ vận hành theo cách thức mới và tạo doanh thu trên những lĩnh vực và sản phẩm mà họ chưa từng ưu tiên trước đây. Vì vậy, nhận ra nhu cầu thật sự của khách hàng trong khoảng thời gian này và làm như thế nào để tạo ra sự cải tiến mới là một điều hết sức quan trọng.

Một ví dụ cụ thể là công ty thiết kế mỹ thuật toàn cầu Gensler đã và đang cho ra đời hàng loạt bài viết về sự trỗi dậy của vi rút Corona nhằm dự đoán điều gì sắp tới sẽ thay đổi cũng như lên kế hoạch chuẩn bị thiết kế lại không gian làm việc cho các công ty trước tình huống này.

3. Đầu tư vào công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc kinh doanh của bạn

Chắc chắn một điều rằng ứng dụng công nghệ mới giúp cho các doanh nghiệp hoạt động một cách cực kì hiệu quả và tối ưu hóa công việc bằng cách tự động hóa máy móc. Điều này tạo ra một sự khác biệt lớn trong những năm sắp tới. Và cũng chính điều này sẽ khiến cho một lực lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là 02 cụm từ đang có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới hiện nay. Đơn cử như bạn có thể sử dụng công cụ trợ lý ảo Alexa của Amazon một cách linh hoạt cho việc mở khóa cửa văn phòng, bật tắt đèn hay đặt giao hàng thức ăn, và còn hơn thế nữa. Tạo trải nghiệm “ không chạm” – sự trải nghiệm mà không cần chạm vào đồ vật - là một tiêu chuẩn cao, nhưng nó đáng để thực hiện bởi vì hiện nay cả khách hàng và nhân viên các công ty đều chú trọng đến an toàn vệ sinh hơn trước.

Bên cạnh sự an toàn, hãy tận dụng và tối ưu hóa công nghệ hiện đại để tạo nên tương tác nhóm một cách thú vị. Hơn hết, sự tương tác giữa các đồng nghiệp trong công ty (qua video trực tuyến, email, …) là cực kỳ quan trọng.

4. Tối ưu hóa các mối quan hệ địa phương bằng những cách thức sáng tạo và cá nhân hóa

Thay đổi để đáp ứng nhu cầu của địa phương luôn không được đánh giá cao. Nhưng nhiều cộng đồng thường liên kết cùng nhau để bảo vệ các doanh nghiệp địa phương có tiềm năng cao của mình thông qua buổi gây quỹ, hay thẻ quà tặng và các khoản đóng góp khác.

Bằng những suy nghĩ sáng tạo, thú vị làm thế nào dẫn dắt khách hàng sẽ giúp gia tăng nhu cầu cho hàng hóa và dịch vụ của bạn. Việc xây dựng một cộng đồng người hâm mộ sẽ góp phần tăng thêm số lượng người ủng hộ cho thương hiệu của doanh nghiệp bạn trong tương lai. Đừng ngần ngại và cảm thấy sợ hãi khi xin lại các phản hồi và ý kiến khách hàng; hãy để mọi người biết bạn đang cố gắng thấu hiểu họ để đáp ứng nhu cầu của họ một cách hoàn hảo nhất. Việc luôn lắng nghe mong muốn của khách hàng là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng cộng đồng trong khoảng thời gian này.

Hãy lấy tiệm bánh Noe Valley tại San Francisco, Mỹ là một ví dụ điển hình. Trong khi mọi người đang vật lộn với việc lấp đầy thời gian rảnh rỗi của mình trong thời gian cách ly xã hội, tiệm bánh này đã quyết định tặng miễn phí bột làm bánh đã được lên men (một lượng lớn tại thành phố Foggy). Bằng việc này, khách hàng có thể thoải mái sáng tạo trải nghiệm với những chiếc bánh của mình. Có thể nói đây là một cách thức khéo léo, sáng tạo mà tiệm bánh Noe Valley đã đưa ra trong việc đóng góp một phần cho giá trị cho cộng đồng, và từ đó cũng giúp thu hút được nhiều khách hàng hơn cho tiệm bánh.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp và các hộ kinh doanh nhỏ trước đây chỉ chăm chú vào phục vụ các thị trường ngách, nhưng bây giờ khách hàng tiềm năng có thể hiện diện khắp nơi, bạn có thể mang lại cảm giác địa phương cho một cộng đồng lớn hơn (việc cung cấp và giao hàng các sản phẩm được cá nhân hóa, địa phương hóa tới bất cứ đâu giúp tạo nên dấu ấn cá nhân kể cả ở nơi khoảng cách xa). Khi số lượng khách hàng ngày càng đông hơn, việc cho ra đời sản phẩm và dịch vụ kèm theo những sáng kiến mới nhằm thu hút lực lượng đông đảo này là điều hết sức cần thiết. Nếu bạn đang có những bước đi đúng đắn cho mình ngay lúc này, trong tương lai bạn sẽ ở một vị trí tuyệt vời trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và trở nên mạnh mẽ, thông minh, nhạy bén hơn và thành công hơn.

(Dịch từ nguồn Entrepreneur: 4 Ways for Startups to Recover and Become Stronger Than Before)