Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Đây là một bài viết của Timothy Carter, Giám đốc nghiên cứu công ty marketing kỹ thuật số SEO.co. Ông đã dành hơn 20 năm nghiên cứu về SEO và marketing kỹ thuật số, là người dẫn dắt, xây dựng và mở rộng quy mô bán hàng, giúp các công ty tăng hiệu quả doanh thu và thúc đẩy tăng trưởng từ các trang web và đội ngũ bán hàng.

Các hoạt động về khởi nghiệp, hay nói cách khác, sự ra đời nhiều doanh nghiệp mới, giúp hỗ trợ nền kinh tế địa phương, đóng góp vào GDP quốc gia, và giúp thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng. Vậy tại sao tinh thần khởi nghiệp được xem là động cơ mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế?

 

chia se khoi nghiep 6

Vì sao Tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneurship) được xem là cỗ máy quyền năng của sự phát triển kinh tế? (Ảnh minh họa)

 

Chúng ta vẫn thường nghe về tinh thần khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng, nhưng thật khó để phóng đại rằng chỉ mỗi tinh thần khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế. Các hoạt động về khởi nghiệp, hay nói cách khác, sự ra đời nhiều doanh nghiệp mới, giúp hỗ trợ nền kinh tế địa phương, đóng góp vào GDP quốc gia, và giúp thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng.

Vậy tại sao Tinh thần khởi nghiệp được ví như là cỗ máy đầy quyền năng của sự phát triển kinh tế?

Điều này thật sự phức tạp hơn những gì bạn nghĩ.

1. Các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới và sự tăng trưởng việc làm

Đầu tiên, các bằng chứng cho thấy rằng những doanh nghiệp nhỏ được tạo bởi các nhà sáng lập chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng việc làm một cách không cân xứng. Đơn cử như tại Hoa Kỳ, những công ty nhỏ góp phần tạo hơn 1.5 triệu việc làm hằng năm, chiếm tới 64% trong tốc độ tăng trưởng việc làm mới.

Tại sao việc làm mới lại quan trọng đến vậy? Sự phát triển kinh tế phụ thuộc một phần vào tốc độ tăng trưởng việc làm. Nhiều công việc có sẵn dẫn đến nhiều người làm việc hơn, và càng nhiều người làm việc thì chỉ số GDP càng cao hơn. Và hơn hết, nhiều người có thu nhập định kỳ ổn định, sẽ có khả năng chu cấp cho gia đình của họ ngày càng tốt hơn.

Chính những điều này cũng góp phần tạo nên xu hướng tinh thần khởi nghiệp. Nhiều người càng làm việc, có cơ hội tiết kiệm tiền và sau đó có thể bắt đầu công việc kinh doanh cho riêng mình.

2. Sự ảnh hưởng lên những doanh nghiệp khác

Một điều đáng chú ý là một doanh nghiệp nhỏ mới nổi cũng tác động tới cộng đồng các chủ doanh nghiệp địa phương. Ví dụ: Một khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu hoạt động, bạn có thể cần thuê một công ty marketing địa phương chuyên về các dịch vụ digital marketing, hoặc ký hợp tác với các công ty địa phương khác để được cung cấp những nguyên liệu mà bạn cần. Tóm lại, một doanh nghiệp mới có thể hỗ trợ hàng loạt doanh nghiệp khác, từ đó dẫn đến nền tảng của sự phát triển kinh tế tiêu dùng.

3. Đổi mới sáng tạo và công nghệ

Các nhà sáng lập, nhà khởi nghiệp thường được xem như là những nhà cải cách, nhà quản lý đổi mới sáng tạo. Trong số những nhà khởi nghiệp/nhà sáng lập nổi bật đáng chú ý của thời đại chúng ta ngày nay, họ chính là những bậc thầy về công nghệ - là những nhân vật giới thiệu khái niệm và dịch vụ hoàn toàn mới. Hãy xem xét mức độ ảnh hưởng của Google, Amazon và Facebook tác động đến thế giới như thế nào; những công ty lớn này hiếm khi tồn tại ít hơn 20 năm. Giờ đây, họ cung cấp số lượng lớn công cụ mà các doanh nghiệp khác có thể tận dụng để hoạt động một cách hiệu quả, tiếp cận nhiều người và kiếm được nhiều tiền hơn.

Khi một nhà khởi nghiệp bắt đầu đổi mới sáng tạo, cả thế giới sẽ được hưởng lợi. Với chỉ số tinh thần khởi nghiệp càng cao, chúng ta chứng kiến càng nhiều công nghệ mới, và năng suất lao động chung tiếp tục nâng cao và cải thiện.

4. Thách thức các doanh nghiệp đang tồn tại
Khi các doanh nghiệp trở nên lớn mạnh và trưởng thành hơn, họ có xu hướng trở nên trì trệ. Họ hoạt động như những bộ máy quan liêu lớn, dần đánh mất tính hiệu quả và không còn trở nên sáng tạo, thay vào đó, họ chỉ đề cập đến những điều họ biết và hiểu. Hay nói một cách khác, họ trở nên lớn, chậm chạp và trì trệ.

Ngược lại, những công ty trẻ được dìu dắt bởi các nhà khởi nghiệp đầy tham vọng thì lại hết sức nhạy bén, và thích nghi nhanh. Họ nhanh chóng trở thành những đối thủ nặng ký, gây sức ép lớn và buộc các công ty lớn phải thay đổi. Thậm chí ngay cả các tập đoàn, ông chủ lớn đều buộc phải trở nên nhạy bén hơn, không ngừng đổi mới sáng tạo để có thể bắt nhịp kịp với xu thế, và điều này có sức ảnh hưởng hết sức tích cực đến nền kinh tế.

5. Rủi ro tài chính và tiềm năng đầu tư

Các công ty mới không chỉ mang lại lợi ích cho chính người tạo ra mà còn cho những người đầu tư vào chúng. Những nhà đầu tư thiên thần, quỹ tư mạo hiểm và nhà đầu tư đầu tiên có thể kiếm thêm tiền nhờ vào việc chọn các nhà khởi nghiệp, mô hình kinh doanh phù hợp để đầu tư. Và thậm chí các nhà đầu tư trung bình (The average investor) có thể làm giàu nhờ vào việc đầu tư các công ty ở giai đoạn ban đầu có tiềm năng phát triển (Nhà đầu tư trung bình là những nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán và nhằm tìm kiếm lợi nhuận ổn định để đáp ứng các mục tiêu tài chính đặc biệt là cho nghỉ hưu. Các nhà đầu tư này không dành nhiều thời gian cho các phiên giao dịch cổ phiếu trong ngày).

6. Những bất lợi tiềm tàng

Bên cạnh những lợi ích mà tinh thần khởi nghiệp/làm chủ mang lại đã được điểm qua như trên, vậy còn những bất lợi thì như thế nào?

Sự ưa thích khởi nghiệp chỉ số lượng nhỏ. Đầu tiên, sự tăng trưởng kinh tế phần nào cũng phụ thuộc vào sự ưa thích khởi nghiệp. Nếu không một ai muốn bắt đầu một công việc kinh doanh mới thì những lợi ích có xu hướng biến mất.
Rủi ro thất bại. Không phải tất cả nhà khởi nghiệp đều thành công. Sự thật rằng, gần một nửa các doanh nghiệp khởi nghiệp hầu hết đều thất bại trong vòng 05 năm hoạt động. Việc đánh mất nguồn đầu tư chính và chứng kiến sự sụp đổ của một công ty có thể gây tác động tiêu cực lớn cho mỗi cá nhân.

Những biến cố lớn. Tinh thần khởi nghiệp và phát triển kinh doanh nhìn chung dễ bị tác động bởi các biến cố lớn làm thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế. Ví dụ như giữa thời kỳ của cuộc khủng hoảng hoặc sự suy thoái kinh tế, toàn bộ môi trường kinh doanh đều thay đổi.

Những khó khăn trong giai đoạn tăng trưởng trung hạn. Các doanh nghiệp mới liên tục phát sinh thêm nhiều việc làm trong những thời kỳ đầu phát triển, nhưng họ cũng có xu hướng giảm bớt việc làm khi đạt mức tăng trưởng trung hạn, bởi vì họ bắt đầu n điều chỉnh tối ưu hoạt động.

Phụ thuộc vào các chính sách cần thiết tối thiểu. Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự ủng hộ các nhà khởi nghiệp – và đó chính là các chính sách cần thiết tối thiểu của chính phủ.
Nhiều người vẫn luôn mong ước trở thành nhà khởi nghiệp, nhà lãnh đạo bởi vì họ ước mơ trở thành tỷ phú hoặc họ yêu thích ý tưởng của trách nhiệm. Bên cạnh đó, một số khác có động lực bởi vì họ muốn trở thành một phần của lực lượng lèo lái nền kinh tế. Họ muốn tạo ra việc làm mới, sáng kiến ra nhiều công nghệ mới và thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước. Điều mà chúng ta cần làm ngay lúc này chính là hỗ trợ tất cả các nhà khởi nghiệp và tiếp tục giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ngay cả khi trong giai đoạn khó khăn nhất.

Dịch từ Entrepreneur.