Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Bài viết được chia sẻ bởi Jonathan Long, nhà sáng lập Uber Brands - công ty phát triển thương hiệu tập trung lĩnh vực thương mại điện tử.

Làm thế nào để xây dựng nền tảng cho một doanh nghiệp bền vững?

Tôi không phải là chuyên gia về tài chính hay pháp luật … Tôi chỉ mới bắt đầu và khởi động một vài công việc kinh doanh. Xây dựng một công ty từ đầu là một trong những điều khó nhất tôi đã làm.
Nếu bạn đang nhen nhóm ý tưởng bắt đầu khởi nghiệp, điều này khiến tôi sẽ “ngã mũ” trước bạn bởi vì nó không hề dễ dàng chút nào. Dưới đây là 08 lời khuyên giúp bạn tránh những sai lầm tài chính mà các nhà khởi nghiệp thường mắc phải khi mới đầu khởi nghiệp.

 

tai chinh khoi nghiep 1

Lời khuyên tài chính dành cho các nhà khởi nghiệp

 

1. QUẢN LÝ DÒNG TIỀN LÀ CHÌA KHÓA

Hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại bởi vô số lý do, nhưng phổ biến hơn hết là bởi cạn kiệt nguồn tiền. Bạn cần biết mỗi đồng thu về là bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu.

Nếu bạn không kiểm soát được dòng tiền của mình, bạn đang đặt doanh nghiệp vào một vị trí vô cùng nguy hiểm. Không quan trọng ý tưởng của bạn tuyệt vời thế nào, rơi vào tình trạng kiệt quệ tiền cũng như đang “đâm đầu vào bức tường”. Hãy thiết lập một nguồn ngân sách và theo dõi nó.

2. THEO DÕI VÀ GIÁM SÁT TẤT CẢ CHI TIÊU

Với một công ty khởi nghiệp mới, mỗi hướng đi bạn chọn đểu có những khoản chi phí sẽ phát sinh. Thuê một nhân viên toàn thời gian để giải quyết vấn đề sổ sách chi tiêu ban đầu là không phù hợp với nguồn tài chính hiện tại, thay vào đó sử dụng phần mềm kế toán để duy trì doanh nghiệp hoạt động.

Điều này không chỉ giúp quản lý dòng tiền của bạn, mà còn giúp dễ dàng hơn trong thời gian tính thuế hàng năm. Khi phát triển hơn và việc kế toán thu chi dần trở nên phức tạp, bạn cần xem xét việc thuê một chuyên gia.

3. GIỚI HẠN CHI PHÍ CỐ ĐỊNH LÚC BẮT ĐẦU

Giai đoạn đầu của một công ty khởi nghiệp, giữ chi phí ở mức thấp là chìa khóa giúp tồn tại lâu dài. Bạn không cần một văn phòng lớn ở ngay trung tâm thành phố hoặc được phục vụ đủ 03 bữa ăn sẵn mỗi ngày.

Hoạt động mỏng để bạn có thể phân bổ lớn nguồn vốn cho sự tăng trưởng, điều này giúp bạn có thể thực hiện bất kỳ đặc quyền nào bạn muốn. Quá nhiều công ty khởi nghiệp (startups) tập trung vào những sai lầm như văn phòng sang trọng và tiện nghi cao cấp mà quên rằng tạo doanh thu nên là ưu tiên hàng đầu.

4. DUY TRÌ SỰ LẠC QUAN NHƯNG CHUẨN BỊ CHO ĐIỀU TỒI TỆ NHẤT

Bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra khi bắt đầu một doanh nghiệp, vì thế tốt nhất hãy chuẩn bị cho những tình huống tồi tệ có thể xảy ra bất cứ khi nào. Đừng từ bỏ công việc hiện tại và loại bỏ nguồn thu nhập chính cho đến khi doanh nghiệp của bạn có thể thay thế khoản thu nhập này.

Duy trì các khoản dự trữ - cho cả cá nhân và công ty – trong một tài khoản tiết kiệm khẩn cấp. Có thể bạn không bao giờ chuẩn bị trước cho những tình huống tồi tệ. Buồn thay, chúng sẽ xảy ra, thường là lúc bạn ít mong đợi nhất. Là một doanh nhân khởi nghiệp, bạn chịu trách nhiệm về việc nghỉ hưu của mình, vì vậy khi bắt đầu kiếm tiền hãy cân nhắc những thứ như Roth IRA (An individual retirement account – tài khoản hưu trí cá nhân) và một số khoản đầu tư, ngay cả những khoản nhỏ. Có còn hơn không – xem xét ngay cả cơ hội đầu tư nhỏ hoặc phân bổ nguồn quỹ hàng tháng cho một nền tảng trực tuyến như E*TRADE. Tôi thấy mức phí của họ ở mức thấp.

5. MỖI PHÚT GIÂY CỦA BẠN ĐÁNG GIÁ BẰNG TIỀN

Tôi luôn giữ cho điều này ngắn gọn và dễ hiểu: Thời gian là tiền bạc.

Không gì quý giá hơn thời gian của bạn. Bạn chỉ nhận được nó vào mỗi ngày, vì vậy hãy cân nhắc điều này khi lên kế hoạch và nhiệm vụ hàng ngày. Mỗi giây phút dành cho những việc không liên quan đến doanh nghiệp bạn là tốn thời gian (và tiền bạc).

6. TẬP TRUNG VÀO VIỆC THU HÚT KHÁCH HÀNG

Không có khách hàng, không có công việc làm ăn kinh doanh. Bạn tìm ra cách thu hút khách hàng và mở rộng kinh doanh càng sớm, cơ hội thành công công ty bạn càng cao. Chỉ khi bạn xác định rõ những kênh thu hút khách hàng khác nhau, làm việc dựa trên tối ưu hóa để giảm thiểu chi phí.

Ban đầu, thử nghiệm mỗi kênh thu hút đầu tiên là không thể, cả về thời gian lẫn chi phí, vì vậy hãy tập trung vào những cơ hội sinh lợi nhất. Một khi bạn mở rộng quy mô thành công, bạn sẽ đủ khả năng tài chính để khám phá những kênh khác.

7. CHẮC CHẮN BẠN ĐỦ KHẢ NĂNG TỰ TRẢ TIỀN

Công việc khó nhọc và sự cống hiến cho doanh nghiệp không thể giúp kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống – bạn cần phải tự trả tiền cho chính mình. Không cần lương cao ở giai đoạn đầu, chỉ cần bạn đảm bảo tự chi tiêu đủ cho cuộc sống bản thân.

Hãy để bản thân đủ sống một cách thoải mái và tập trung xây dựng doanh nghiệp. Khi bạn loại bỏ những áp lực tài chính cá nhân, điều này giúp bạn tập trung hơn cho công việc kinh doanh. Bạn không thể ăn mì mãi mãi. Cho phép bản thân thưởng thức một ít bánh pudding và sự thoải mái.

8. LẬP RA CÁC MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

Thay vì chỉ nói “Tôi muốn xây dựng một công ty hàng triệu Đô la”, ngay lúc này điều bạn cần làm là chia nhỏ các mục tiêu tài chính thành những mục tiêu có thể đo lường và đạt được.

Mục tiêu doanh thu hàng tháng, hàng tuần và thậm chí hàng ngày cho phép bạn đi đúng hướng và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tăng trưởng liên tục. Bạn có thể đặt những cột mốc ở từng chặng đường, cho phép bạn từng bước phá vỡ những mục tiêu nhỏ. Hạ gục từng mục tiêu nhỏ có thể mang lại cho bạn sự tự tin hơn để duy trì sức mạnh trong suốt hành trình khởi nghiệp.

Chú ý: Bài viết này chỉ mang tính thông tin, không phải lời khuyên tài chính hay pháp luật. Bạn nên nhận lời tư vấn từ các chuyên gia tài chính hay luật sư để xác định điều gì tốt nhất cho những nhu cầu cá nhân bạn.

Dịch từ Entrepreneur.