Những doanh nghiệp nhỏ đang phải chiến đấu từng giờ để dành được vị trí trên thương trường trước những áp lực cạnh tranh và bằng sự nhanh nhẹn nhất nhằm đáp ứng được những nhu cầu khổng lồ từ đối tác của họ. Cạnh tranh như thế không có nghĩa họ đã đủ vững mạnh để không cần đến sự hỗ trợ.
Khởi nghiệp là chuyện nhỏ, tuy nhiên để thực hiện thành công quả thật là một vấn đề khá khó. Điều đó dường như chẳng còn là bí mật nữa. Những doanh nghiệp nhỏ đang phải chiến đấu từng giờ để dành được vị trí trên thương trường trước những áp lực cạnh tranh và bằng sự nhanh nhẹn nhất nhằm đáp ứng được những nhu cầu khổng lồ từ đối tác của họ. Cạnh tranh như thế không có nghĩa họ đã đủ vững mạnh để không cần đến sự hỗ trợ.
Cho đến năm 2008 có khoảng 100.000 doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp nhưng vấp phải thất bại, con số này ngày càng nhiều hơn theo hằng năm (thị trường Mỹ). Tuy nhiên tỷ lệ đó gần như đã đảo ngược hoàn toàn trong bảy năm gần đây. Đó là một sự tăng tốc rất đáng chú ý về khả năng làm chủ doanh nghiệp. Điều này cho thấy những nguồn trợ giúp từ bên ngoài đã được sử dụng hiệu quả và góp phần thành công cho doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế, những nguồn hỗ trợ cũng được tìm thấy từ nguồn lực bên trong doanh nghiệp.
Trong khi doanh nghiệp vẫn đảm bảo được nguồn hỗ trợ từ chính phủ, nhà nước, hay thậm chí từ nhượng quyền những thương hiệu lớn để duy trì nguồn tài chính, đây có vẻ là một giải pháp tốt nhất giúp họ duy trì công ty và tạo cơ hội phát triển mạnh mẽ. Hỗ trợ bằng cách xây dựng một nền tảng quản lý vững chắc, nó sẽ giúp cho nội bộ doanh nghiệp giải quyết được vấn đề định hướng cho mô hình kinh doanh.
Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp nó trở thành “hơi thở” cho doanh nghiệp của bạn.
1. Bắt đầu từ những sai lầm, không phải từ kết quả
Hãy viết ra những vấn đề bạn đang cố gắng để giải quyết. Chẳng hạn như: “Những doanh nhân đi du lịch, họ không thích phải chờ đợi trong bao lâu để qua được cổng an ninh tại sân bay?”
Hãy chú ý rằng tôi không yêu cầu bạn viết ra những ý tưởng, hãy viết ra những vấn đề bạn cố gắng giải quyết! Là một nhà đầu tư thiên thần và là người sáng lập khởi nghiệp công nghệ cao, tôi luôn bị những người khác thường xuyên gửi thư rác vào tài khoản LinkedIn của tôi, họ ném cho tôi hàng tá ý tưởng tiếp theo trong “ý tưởng tỷ đô”. Điều này thật khó khăn để tìm kiếm, nhưng “một ý tưởng tuyệt vời” là một điều vô giá. Vấn đề lớn ở đây là giải pháp thực hiện, những ý tưởng đó khi được nâng đỡ và hỗ trợ kịp thời sẽ có giá trị lên đến hàng tỷ đô la.
Vì thế, để tránh vì những suy nghĩ tiêu cực làm cho những tư duy mới được sáng lập bị bỏ rơi. Doanh nhân thành công không phải chỉ được đánh giá vì tiền, mà họ còn quan tâm đến một thế giới tốt đẹp hơn. Vì nơi đó là con đường dẫn đến sự tăng trưởng cho doanh nghiệp của họ.
2. Trò chuyện với 100 người về mục tiêu nhận diện sản phẩm của bạn
Hãy nhớ là chỉ trò chuyện, chứ không phải thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy sắp đặt các cuộc gặp gỡ với khách hàng tiềm năng và giải quyết những vấn đề mang tính cá nhân cho từng nhóm nhỏ, chứ không phải cho toàn bộ dân số. Hãy thu hẹp mục tiêu của bạn lại bằng cách tiếp thu những phản hồi đáng tin tưởng từ 20% người tiêu dùng, họ sẽ là người mua 80% các sản phẩm của bạn trong tương lai. Chiến lược mục tiêu cụ thể của từng loại thị trường riêng và khách hàng riêng biệt sẽ giúp bạn thống trị nó.
Hãy tập trung vào mục tiêu quan trọng: nghe. Sự tập trung của bạn không nên dành cho những lúc họ đang cố gắng thuyết phục bạn, mà hãy giữ nó lại trong tai, chọn ra một vài pain-point và hãy tự đặt câu hỏi: Tại sao?
3. Hãy tìm những mô hình pain-point và chú ý giải quyết chúng
Hãy tìm mô hình lặp đi lặp lại trong các hành vi của khách hàng để xác định những gì bạn đang làm sai?
Khi chúng tôi ra mắt tại SXSW, chúng ta đã thấy 1.500 người đăng ký chỉ trong vòng năm ngày, điều này đã “thổi phồng” vào tâm trí của tôi. Nhưng, ngay sau đó các khách hàng đã rời đi một cách nhanh chóng trước khi chúng tôi có được lợi nhuận từ họ. Do đó, chúng tôi đã đầu tư mạnh vào UX, lắng nghe tại sao mọi người lại bỏ đi và xây dựng lại ứng dụng của chúng tôi bằng cách cắt giảm ½ tiền lời hoa hồng chúng tôi có được.
4. Xác nhận khách hàng mục tiêu
Theo 42% ý kiến của những người sáng lập nên doanh nghiệp, sau những “mổ xẻ” nguyên nhân thất bại trong kinh doanh của họ, lý do đứng đầu trong việc khởi nghiệp thất bại là sản phẩm của họ thực sự không cần thiết trong thị trường. Sẽ không có vấn đề gì nếu như bạn nghĩ rằng bạn biết được khách hàng của bạn là ai? Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải hiểu họ thực sự muốn những gì từ sản phẩm bạn đang bán. Để xác định được câu trả lời, hãy tạo ra một trang web nhằm xác định đặc điểm khách hàng cho riêng bạn trong điều kiện không có biến chứng, nêu ra những vấn đề bạn đang giải quyết là gì? Và những điều đó phục vụ cho ai? Hãy hành động bằng cách gửi email cho khách hàng, gọi điện thoại cho họ để có thể “tiếp cận” sớm nhất những gì họ muốn từ sản phẩm của bạn.
Tạo một quảng cáo trên Google AdWords để điều khiển lưu lượng truy cập đến trang web. Cho đến khi bạn có ít nhất 50 địa chỉ email, từ 1.000 lượt truy cập đầu tiên của trang web, tôi khuyên bạn nên tiếp tục trò chuyện với khách hàng nhiều hơn để xác định những thay đổi bạn cần phải thực hiện trong sản phẩm.
Mỗi doanh nghiệp hy vọng rằng ý tưởng của mình sẽ đem lại cuộc cách mạng, “ván cờ” sẽ thay đổi và sau đó đem lại lợi nhuận. Công ty SocialCentiv của tôi cũng không ngoại lệ. Chúng tôi đưa ra sản phẩm dựa vào một cái gọi là "ý tưởng tuyệt vời" mà chi phí kết thúc cho chúng tôi lên đến 2,5 triệu đô la.
Nhưng trong thực tế, kết quả đem lại là một sản phẩm không ai muốn. Chúng tôi đã phải thừa nhận chúng tôi đã sai và sau đó tự nghiền ngẫm lại mình. Thông qua rất nhiều lần thử nghiệm và sai lầm- tám lần xây dựng lại các sản phẩm cốt lõi của chúng tôi - cuối cùng mọi người cũng đã quan tâm đến SocialCentiv.
Một sự thật khá phũ phàng là để tồn tại được là điều không hề dễ dàng đối với các doanh nghiệp. 25% các doanh nghiệp khởi nghiệp đã thất bại nhiều lần trước khi họ đạt được kỷ niệm 1 năm ngày thành lập . Vì vậy, thay vì tập trung vào “những lối tắt” hoặc trông chờ vào các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, hãy làm những điều đơn giản hơn là “làm một các gì đó người ta thực sự muốn”
Vận hành một doanh nghiệp là công việc rất khó khăn, nhưng nếu bạn đã sẵn sàng đầu tư cho nó từ “gốc đến ngọn, từ trong ra ngoài” thì phần thưởng bạn có được sẽ rất đáng giá.
Linh Võ
Dịch theo Entrepreneur