Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

50

31. Tránh xung đột với đối tác

Nếu bạn có bất đồng với các đối tác khác, hãy cố gắng cắt đứt liên hệ càng sớm càng tốt. Vì những xung đột này sẽ khiến bạn không tập trung vào việc phát triển kinh doanh được.
32. Đừng lo lắng về việc giảm bớt cổ phần
Vì vậy, chủ đầu tư đã yêu cầu cổ phần trong công ty. Hãy nhận ra rằng cuối cùng tại một vài thời điểm bạn sẽ phải từ bỏ một số quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Chấp nhận nó và tiếp tục tiến lên phía trước.
33. Thuê một copywriter
Trừ khi bạn là một nhà văn xuất sắc, hãy thuê một copywriter để soạn thảo email cho khách hàng mục tiêu. Một copywriter cũng sẽ thể hiện tính tiện dụng thông qua những thông cáo báo chí và các phần khác để truyền bá nhận thức về thương hiệu hoặc cập nhật thông tin kinh doanh về công ty bạn một cách nhanh chóng nhất.
34. Chuẩn bị cho cuộc họp
Chuẩn bị cuộc họp, nghe có vẻ đơn giản, nhưng để lưu lại ấn tượng với khách hàng, mọi thông tin về công ty, sản phẩm, các thiết bị trong phòng họp phải được chuẩn bị một cách đầy đủ và chu đáo nhất.
35. Đừng sợ những đối thủ cạnh tranh
Không nói xấu các đối thủ cạnh tranh khi nói chuyện với các nhà đầu tư và khách hàng. Không cần để trở thành một đối tượng của lòng thương hại. Trong thực tế, nói theo cách này thậm chí đã đẩy khách hàng đến một đối thủ cạnh tranh, người có thể cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn không có. Hãy nhớ rằng, khi sự cạnh tranh tồn tại, luôn có một thị trường cho doanh nghiệp bạn. Sử dụng kiến thức đó là nguồn cảm hứng để làm tốt hơn đối thủ.
36. Lợi ích từ truyền miệng
Không có gì tốt hơn bằng việc truyền miệng tiếp thị. Hãy để bạn bè, các thành viên gia đình và có ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn được lan truyền về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
37. Network
Đừng ngại để hiển thị khuôn mặt của bạn cho công chúng, cho dù tại một cuộc họp hoặc chỉ ra ngoài và về với người bạn vào tối thứ Sáu.
38. Cung cấp xuất sắc dịch vụ khách hàng
Tương tác với mọi người là một phần quan trọng của công việc. Doanh nghiệp của bạn có được khách hàng mới, vì bạn làm cho họ cảm thấy họ quan trọng. Chẳng hạn, Zappos không phải là cửa hàng trực tuyến đầu tiên bán giày, nhưng công ty đã hoàn thiện bộ phận dịch vụ khách hàng của mình và giành được nhiều khách hàng hơn.
39. Trang web của bạn phải đầy đủ chức năng và hoạt động tốt
Khách hàng tiềm năng sẽ muốn biết rất nhiều thông tin hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi nhất cho họ qua các thông tin được đăng tải trên trang web công ty bạn.
40. Đừng quá quan tâm đến nền kinh tế
Trong thực tế cho thấy rằng, một số doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động tốt nhất trong thời gian suy thoái kinh tế. Theo Ewing Marion Kauffman cho biết một nửa trong số 500 công ty được niêm yết trong năm 2009 đã được thành lập trong khoảng thời gian đó.
41. Đảm bảo phương thức thanh toán của khách hàng
Sau mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn bán ra, hãy chắc chắn rằng khách hàng sẽ thanh toán chúng. Thay vì bị lợi dụng bởi các mối quan hệ thân quen để trì trệ thanh toán đơn hàng thì bạn hãy thiết lập một khung thời gian nhất định cho quá trình thanh toán của khách hàng. Điều này sẽ gây không ít tổn thương hoặc làm “phật lòng” các vị thượng đế, tuy nhiên hãy chấp nhận các phương án thanh toán bằng thẻ tín dụng, thanh toán trực tuyến thay vì chỉ chấp nhận tiền mặt.
42. Tuyển dụng đúng người – đúng vị trí
Hãy cố gắng tuyển dụng đúng người cho vị trí công việc cần tìm. Bạn sẽ không có đủ kiến thức chuyên môn cho tất cả các công việc trong công ty, do đó hãy tuyển những người có đủ điều kiện để hoàn thành công việc đó giúp bạn.
43. Phân công trách nhiệm trong công việc rõ ràng
Hãy phân công nhiệm vụ và trách nhiệm đạt được cho nhân viên của bạn. Điều này sẽ giúp bạn quản lí hiệu quả về năng suất cũng như hiệu quả công việc.
44. Trung thực luôn là chính sách ưu tiên hàng đầu
Bất kì vấn đề nào phát sinh trong công việc giữa bạn và nhân viên, hãy chắc chắn rằng vấn đề đó được giải quyết công khai và trung thực nhất. Không ai thích bị nói xấu sau lưng họ cả.
45. Hãy nhớ rằng sự đối lập luôn thu hút lẫn nhau
Hãy tuyển dụng người có kỹ năng và tính cách khá đối lập với bạn. Vì khi làm việc chung với họ, bạn sẽ có nhiều thử thách hơn nhưng những kỹ năng và tài năng khác của họ mà bạn không có được sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc kinh doanh của bạn.
46. Tạm biệt với cuộc sống gia đình của bạn
Ít nhất là trong giai đoạn này, vì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian cho công việc kinh doanh. Thậm chí là toàn bộ tâm chí của bạn luôn dành cho những ý tưởng có thể được nảy sinh ra bất chợt, và bạn phải bắt tay làm điều đó ngay trước khi ý tưởng đó bị biến mất. Hy vọng rằng những người thân nhất trong cuộc sống của bạn sẽ thấu hiểu được điều này.
47. Luôn xác định rằng bạn sẽ là người cuối cùng được nhận lương
Là một giám đốc điều hành, bạn phải xác định tự tưởng rằng bạn là người cuối cùng được nhận tiền lương hoặc lợi nhuận sau khi đã thanh toán đầy đủ cho nhân viên. Điều đó sẽ còn duy trì cho đến khi doanh nghiệp của bạn đạt được doanh thu đầy đủ.
48. Định nghĩa được giá trị của thành công
Doanh nghiệp của bạn hiện nay chưa phải hay không phải là một doanh nghiệp triệu phú, điều đó không có nghĩa là bạn thất bại trong kinh doanh. Hãy tự đặt ra cho mình những giá trị bạn có thể đạt được trong kinh doanh, đó có thể là số tiền lợi nhuận hay chỉ thỏa mãn sự đam mê trong công việc mà không phải chăm chăm vào câu chuyện thành công hay không trong kinh doanh.
49. Nhận ra thất bại và chấp nhận nó
Thất bại là điều không thể tránh khỏi. Nếu mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như bạn muốn mặc dù bạn đã làm hết sức có thể, hãy để lòng kiêu hãnh của bạn sang một bên, và “đóng cửa” ý tưởng đó. Chấp nhận thất bại không phải là điều dễ dàng, nhưng nó lại là giải pháp tốt nhất để bạn có thể tiến xa hơn trong tương lai.
50. Đừng dựa dẫm quá vào lời khuyên của người khác
Tất cả những lời khuyên dành cho bạn cho dù nó có ý tốt hay xấu, nhưng nó đóng góp một phần rất quan trọng để bạn có thể học hỏi một vài điều trong giai đoạn khó khăn này. Trong khi mọi người đều có thể đưa ra hướng dẫn, lời khuyên hoặc sự hỗ trợ cho một startup như bạn, thì cuối cùng bạn vẫn là người phải chạy “show” và chịu trách nhiệm chính cho sự thành công hay thất bại của công ty. Nếu bạn đã thật sự hiểu những gì nên làm và những gì không nên, hãy cố gắng trau truốt kĩ năng và kiến thức kinh doanh bằng trí óc của bạn chứ không phải phụ thuộc vào lời khuyên của người khác.

Theo www.entrepreneur.com