Bộ Giáo dục Malaysia đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 15% số sinh viên nước này dấn thân khởi nghiệp ngay từ khi còn đi học và ít nhất 5% hướng tới trở thành doanh nhân sau khi tốt nghiệp.
Cùng với làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, các phong trào khởi nghiệp ở Đông Nam Á nói chung và Malaysia nói riêng đang có những bước phát triển vượt bậc, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư lớn dù cho vốn Startup còn thấp hơn nhiều so với Mỹ và còn rất nhiều khó khăn thách thức.
Malaysia - một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á - đang nhận được đánh giá rất cao của cộng đồng startup quốc tế, thậm chí Malaysia còn được xem là một trong những thiên đường khởi nghiệp quốc tế.
Vai trò đại học được đổi mới theo thời gian tại Malaysia
Vậy đâu là bí quyết để họ đạt được thành công đó?
Tờ The Star dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giáo dục Mary Yap Kain Ching cho biết hơn 60% số sinh viên nước này trong năm ngoái đã tham gia tích cực vào hoạt động kinh doanh cũng như chương trình của các doanh nghiệp. Trong đó, 3% trong số này đã khởi nghiệp khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường. Đây là kết quả của cả quá trình “nuôi dưỡng” kiến thức, tri thức và kỹ năng từ bậc tiểu học.
Không thể phủ nhận một điều rằng vai trò của các trường đại học trong việc thúc đẩy khởi nghiệp tại Malaysia.
Các tìm hiểu tiếp theo được dựa trên tài liệu nghiên cứu năm 2007 của Abdrazak, A. and Saad, M. ed về vai trò của trường đại học trong mô hình văn hóa đổi mới sáng tạo Triple helix tại Maylaysia.
Bộ phận chuyển giao công nghệ được thành lập nhằm thương mại hóa sản phẩm học thuật. Ảnh: fomin.org
Việc thúc đẩy khởi nghiệp trong đại học theo mô hình Triple Helix đang có những bước tiến triển rõ rệt. Với sự tiến triển này có được từ việc kiểm soát toàn bộ của Chính phủ đã chuyển sang mối quan hệ cộng hưởng với Chính phủ, các trường đại học và các ngành công nghiệp. Ở một số trường đại học Malaysia, bộ phận chuyển giao công nghệ -Technology Transfer Offices (TTO) được thành lập nhằm thương mại hóa sản phẩm học thuật, tạo ra thu nhập từ các nguồn lực được hỗ trợ từ bên ngoài. TTO không đơn thuần là chuyển đổi dòng tiền mà nó còn tiếp cận một cách dễ dàng đến các nguồn quỹ R&D, vật liệu và công cụ cũng như các kiến thức chuyên môn đầu ngành của các chuyên gia.
Để xác định vai trò của các trường đại học, chính phủ Malaysia đưa ra các chính sách và chương trình hỗ trợ như "Đại học nghiên cứu" trong chương trình "Kế hoạch lần thứ 9". Bốn trường đại học hàng đầu thật sự được công nhận là Đại học nghiên cứu, điều này cho phép các trường nhận được nhiều nguồn tài chính hỗ trợ và nhân viên có được nhiều hỗ trợ và các lợi ích. Các chính sách về giáo dục tại Malaysia đã và đang hướng đến nền kinh tế tri thức lấy con người làm chủ đạo. Điều này là cho các trường đại học có trách nhiệm hơn với ngành công nghiệp.
Nền kinh tế tri thức lấy con người làm chủ đạo. Ảnh:nguyentuananh.vn
Bên cạnh đó còn một số thách thức nhất định mà các trường đại học phải đối mặt trong việc đẩy mạnh khởi nghiệp ở Malaysia.
- Về công nghệ: Các trường đại học còn gặp nhiều hạn chế trong việc thực hiện nghiên cứu, phát triền và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ do không có đủ nguồn lực và phương tiện cũng như chuyên gia kinh nghiệm để thực hiện.
- Về chính sách qui trình, quản lý: việc cân bằng nhân lực, thời gian trong việc nghiên cứu và giảng dạy là một bài toán khó cho các trường đại học.
- Các vấn đề thương mại hóa: thiếu các nguồn quỹ hỗ trợ cho nghiên cứu đại học; các nguyên tắc cứng và điều kiện mà nó làm khó khăn cho việc vay vốn cho hoạt động R&D; không tìm được các đối tác trong ngành công nghiệp.
- Một số vấn đề khác:
Dù Malaysia vẫn còn một số thách thức nhất định, nhưng ở mặt nào đó, quốc gia này vẫn được xem là thiên đường khởi nghiệp quốc tế.
>> Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Mỹ
>> Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Phần Lan