Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Câu chuyện tăng trưởng kinh tế Israel tăng 50 lần trong vòng 60 năm không đơn thuần là câu chuyện của tinh thần doanh nhân.

Lịch sử Israel là quốc gia đã trải qua những cuộc lạm phát trì trệ, từ vùng đất khô cằn tưởng như không có sự sống, thế nhưng nền kinh tế tại đây đã có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Năm 2016, dân số Israel chưa đạt tới 8,5 triệu người, nhưng có tới 6.500 công ty công nghệ, 24 vườn ươm công nghệ của Chính phủ, hơn 50 chương trình tăng tốc khởi nghiệp; đứng số 1 thế giới về thu hút đầu tư mạo hiểm…

Yếu tố quyết định sự thành công này của nền kinh tế Israel không chỉ là câu chuyện của dân tộc có tính mãnh liệt, của tinh thần doanh nhân hay của các yếu tố địa chính trị đơn thuần, mà còn liên quan đến các chính sách hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Tại đây, Chính phủ có những đầu tư quan trọng vào hạ tầng nguồn vốn con người, cung cấp nguồn kinh phí bền vững cho nghiên cứu, đưa ra chính sách thuế khuyến khích các tập đoàn, công ty đa quốc gia triển khai hoạt động R&D (Intel, HP, Microsoft, Google, v.v.); thiết lập và hỗ trợ các quỹ đầu tư cho khởi nghiệp công nghệ cao, chạy các chương trình hỗ trợ đổi mới sáng tạo công nghệ. Đối tượng sinh viên tại các trường đại học là tài nguyên được trọng dụng đáng kể, tinh thần khởi nghiệp vô cùng mạnh, các doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học cũng như là các chương trình ươm tạo và tăng tốc công nghệ nhằm tạo điều kiện sáng tạo ý tưởng hết mức có thể.

mạng luoi khoi nghiep

Đất nước Israel chỉ có hơn 8 triệu dân nhưng tập trung một mạng lưới các công ty khởi nghiệp dày đặc với hơn 5.000 startup. Nguồn ảnh: http://dean844.most.gov.vn

1. Xây dựng văn hóa và kỹ năng khởi nghiệp

Ở Israel, hầu hết mọi người dân đều gia nhập quân đội trước khi vào đại học. Trong quân đội, nhiều người có cơ hội học thêm về công nghệ, bởi đây là yếu tố chủ chốt trong việc giao tiếp và các hoạt động khác.
Môi trường và văn hóa trong quân đội của Israel rất khuyến khích khởi nghiệp và lãnh đạo. Việc huấn luyện quân sự cũng giúp thấm nhuần những giá trị cần có để xây dựng và phát triển các công ty khởi nghiệp.
Đến khi vào đại học, ngay từ khi ngồi trong giảng đường, sinh viên đã được rèn luyện và truyền đạt kiến thức về khởi nghiệp. Tại Israel sẽ không còn xa lạ khi nhắc đến từ khóa “khởi nghiệp” bởi nó được xem là văn hóa hình thành nên tính cách khởi nghiệp. Cái hay của văn hóa khởi nghiệp tại đây không phải nước nào cũng làm được đó là: tôn trọng ý tưởng, văn hóa chấp nhận thất bại, dám đương đầu tìm kiếm những điều mới và lạ, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp

telaviv

Tel Aviv, thành phố tính ra cứ trên 1km2 có 48 start-up và cứ 290 người dân lại có một start up. Nguồn:doctinnhanh.net

Hầu hết sinh viên đều được khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Cụ thể, tám trường đại học và hơn 70 trường cao đẳng công và tư đều được đào tạo tinh thần khởi nghiệp. Đại học Technion, Hebrew University of Jerusalem, đại học Tel Aviv, đại học Haifa, tất cả đều tích hợp vào trung tâm khởi nghiệp để đưa ra các khóa học và các module về khởi nghiệp cho sinh viên. Các chương trình này đều dành cho cả sinh viên chưa tốt nghiệp và đã tốt nghiệp.

Trường cao đẳng kỹ sư Shamoon đang thực hiện chương trình khởi nghiệp cho kỹ sư, nó cung cấp các module về khởi nghiệp, huấn luyện kinh doanh và khuyến khích việc mentor cho các sinh viên năm 2 ưa thích khởi nghiệp. Tuy nhiên, chương trình khởi nghiệp cho sinh viên sau đại học thường được dạy một cách chọn lọc hơn và hướng đến kinh doanh dựa vào công nghệ.

Tại trường đại học Technion đang thực hiện các chương trình tập trung các kỹ năng cao cấp. Chương trình nhằm cung cấp chính cho các nhà quản lý cấp cao, hiệu quả trong việc tạo ra các kết nối và có các yếu tố mentor thực tế. Cụ thể, là các chương trình đáng quan tâm sau:

  • Diễn đàn đổi mới sáng tạo trong quản lý đưa ra các khóa đào tạo quản lý cho các công ty lớn trong lĩnh vực công nghệ cao và công nghiệp truyền thống. Nó là một chuỗi các bài học theo tháng và gặp gỡ đại diện top các nhà quản lý, nghiên cứu và các nhà lãnh đạo phát triển, các CEO.
  • Chương trình Moving Up tập trung đặc biệt vào việc vận hành ngành công nghiệp truyền thống. Nó là sự hợp tác đầu ra giữa đại học Technion và Bộ Kinh tế & Công nghiệp. Chương trình bao gồm 6 buổi hội thảo, trong vòng một tháng, các bài giảng, các tình huống thực tế, gặp gỡ các vị khách mời, metor. Trong buổi hội thảo, người tham dự lắng nghe các bài giảng với chủ đề chủ yếu tập trung vào đổi mới sáng tạo trong quản lý tổ chức. Mục tiêu chính bao gồm chiến lược đổi mới sáng tạo, hành trình của ý tưởng, quản lý sự thay đổi và các chuyên đề về lãnh đạo, làm việc nhóm, đổi mới sáng tạo trong thế giới toàn cầu, chiến lược marketing đổi mới sáng tạo và chiến lược nguồn nhân lực. Chương trình cung cấp những người tham gia các công cụ khác nhau, tập trung khuyến khích và triển khai quá trình đổi mới sáng tạo trong tổ chức của họ. Những người tham dự được hướng dẫn bởi các chuyên gia khởi nghiệp trong việc lên kế hoạch và triển khai dự án cụ thể.
  • Di chuyển lên phía Bắc là sự dịch chuyển từ SMEs vào ngành công nghiệp truyền thống ở biên giới phía Bắc. Mục tiêu là khuyến khích cộng tác và sáng kiến đổi mới giữa các công ty tham gia thông qua một chuỗi các hội thảo thực tế trong quá trìmh quản trị đổi mới sáng tạo của tổ chức.

hanh trang khoi nghiep

Nguồn ảnh: wallstreetenglish.edu.vn

Về xây dựng đào tạo ý tưởng khởi nghiệp cũng có một ví dụ điển hình sau: Các chương trình như JA – YE Europe (Jonior Achievement Young Enterprise Europe) tổ chức các hoạt động tại Israel thông qua hiệp hội doanh nhân trẻ, hỗ trợ các nhóm các bạn sinh viên 15-18 tuổi tham gia vào chương trình mini-corporation dưới sự hướng dẫn của các tư vấn giáo dục của trường, trung tâm và những mentor tình nguyện. Nó còn đưa ra chương trình tiếp cận Company Programme với 6 giờ cho học viên 14-15 tuổi.Tuy có nhiều chương trình cụ thể và hoạt động tốt trong việc đào tạo khởi nghiệp tại Israel, nhưng nó vẫn cho thấy sự chấp vá, khi số lượng các tổ chức tiếp cận để cung cấp chương tình và số lượng hạn chế sinh viên có thể tiếp cận được. Vì vậy, chiến lược khởi nghiệp quốc gia của Israel đang mở rộng các hoạt động để đưa chúng tốt hơn bằng các hoạt động hỗ trợ vốn, bao gồm chương trình đào tạo, giảng dạy.

2. Các chương trình gắn kết cùng đại học và doanh nghiệp

Điển hình là chương trình trình IIA (Isreal Innovation Authority programmes) với ngân sách thường niên là 200 triệu NIS. Nó là phần chính để sử dụng thực hiện chương trình Magnet Consortia nhằm hỗ trợ các dự án R&D với mục đích gia tăng khả năng cạnh tranh bằng cách để các công ty làm việc với các nhà nghiên cứu từ ít nhất một học viện nghiên cứu cho các dự án công nghệ tổng quát có tiềm năng dẫn đầu, đến các dự án mang lại lợi thế mới. Chương trình cung cấp hỗ trợ các điều kiện cho công ty và có thể lên tới 66% chi phí, còn đối với các học viện học thuật có thể lên tới 80% chi phí, 20% còn lại sẽ được chi bởi các đối tác công nghiệp. Dự án có vòng đời 3 – 5 năm. Nhiều dự án đã thực hiện với học viện Technion – Israel, một trường đại học công ở Haifa.

Bên dưới chương trình Magnet Consortia, là một chuỗi các chương trình nhỏ hơn.. Magneton cung cấp tài trợ hơn 66% chi phí R&D, nó là minh chứng thực sự cho mối quan hệ tồn tại giữa các ty công nghệ và các học viện. Chương trình Noffar cung cấp hơn 90% chi phí phát triển sản phẩm từ các công ty trong ngành công nghiệp cho việc chuyển giao nghiên cứu học thuật ra ứng dụng công nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ nano.

gan ket dai hoc doanh nghiep

Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biển trên thế giới. Nguồn: eevmu

3. Xây dựng chương trình ươm tạo và tăng tốc công nghệ

Ông Meir Dardashti, chuyên gia phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo từ Vườn ươm Ideality Roads (Israel), cho biết “Nếu thành công, công ty sẽ phải trả lại khoản tài trợ của Chính phủ. Còn nếu không thành công, họ không phải trả lại tiền mà còn được hỗ trợ để thành lập công ty mới, để họ thử lại lần nữa. Miễn là công ty đó hoạt động liêm chính, có đạo đức, họ luôn luôn có cơ hội thử lại và được hỗ trợ đến khi thành công. Đây là tác động mà chương trình vườn ươm đã tạo ra”.

Chính phủ Israel chi 200 triệu NIS để hỗ trợ chương trình ươm tạo công nghệ, nó được bắt đầu bởi Bộ Kinh tế và Công nghiệp năm 1991 cho việc thiết lập 24 vườn ươm công nghệ. Chương trình ban đầu nhằm đưa đến những người nhập cư có kiến thức về khoa học, kỹ sư, công nghệ từ các nước Soviet những hỗ trợ về nguồn lực và tài chính để họ phát triển những sản phẩm R&D ở giai đoạn sở khai và xác định các ứng dụng thương mại cho thị trường có sẵn.

startup uom tao

Nguồn ảnh: baomoi.com

Mục tiêu của vườn ươm công nghệ là hỗ trợ những nhà khởi nghiệp mới tại giai đoạn khởi nghiệp ban đầu bằng cách cung cấp cách thức xác định công nghệ và ứng dụng thị trường cho ý tưởng của họ, phát triển kế hoạch kinh doanh, tổ chức đội nhóm, gọi vốn và chuẩn bị gia nhập thị trường với vốn thương mại hóa. Các dự án được hỗ trợ từ 500.000USD – 800.000 USD (85% từ IIA và 15% từ bản quyền ươm tạo).

Israel cũng đang gia tăng số lượng các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, tổng cộng có hơn 200 chương trình năm 2016, hầu hết đều tập trung vào đổi mới sáng tạo. Ví trí của các chương trình tăng tốc được đặt ở những nơi khác nhau, song, nhiều nhất là tập trung quanh Tel Aviv, vì nơi đây đã hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với sự tập trung cao của các quỹ đầu tư và các startup. Chương trình tăng tốc nhắm tới các startup cả giai đoạn ý tưởng và giai đoạn chạy thử nghiệm. Chương trình kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Trong suốt thời gian chương trình, đội ngũ thực hiện có thể ngồi ở không gian co-working space, hỗ trợ vốn mầm, tư vấn kinh doanh, huấn luyện và mentor, cơ hội gặp các nhà đầu tư tiềm năng, liên kết với thị trường. Một số chương trình tăng tốc từ trường đại học như StartHub tại Academic College của Tel Aviv-Yaffo, Q-start acclerator tại Al-Qasemi v.v…

Tóm lại, những yếu tố thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp tại các trường đại học tại Israel: Kỹ năng chấp nhận với thất bại là yếu tố trên hết, xây dựng văn hóa và kỹ năng khởi nghiệp, đẩy mạnh các chương trình gắn kết tạo điều kiện giữa các trường đại học và doanh nghiệp, xây dựng các vườn ươm sáng tạo và tăng tốc công nghệ. Tất cả làm nên văn hóa tốt, môi trường tốt thúc đẩy sáng tạo của sinh viên nơi đây.

Hẹn gặp lại các bạn ở phần 5: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Singapore 

>> Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Mỹ

>> Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Phần Lan

>> Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Malaysia