Là một đảo quốc nhỏ chỉ 5,4 triệu dân nhưng tại Singapore có tổng cộng đến 42.000 startup – có nghĩa là cứ hơn 100 người Singapore bất kỳ thì lại có một người sáng lập startup.
Singapore luôn được xếp trong danh sách những quốc gia sáng tạo nhất với các chỉ số thúc đẩy khởi nghiệp đứng đầu thế giới và sở hữu hệ sinh thái khởi nghiệp sôi động bậc nhất.
Để đạt được những thành quả to lớn trên, các giải pháp mang tính chất đồng bộ của Chính phủ, nhà trường và doanh nghiệp chính là yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp thành công tại đảo quốc trầm mặc này. Ngoài chính sách của Chính phủ, doanh nghiệp, các trường đại học tại Singapore cũng xem việc thúc đẩy khởi nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong sứ mạng của mình.
Để tìm hiểu các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp ở các trường đại học tại Singapore, chúng ta có thể tìm hiểu một trường đại học tiêu biểu cho việc thúc đẩy khởi nghiệp và vai trò của nó trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đó là trường đại học NUS (National University Singapore).
Giới thiệu về Trung tâm khởi nghiệp NUS (NEC)
NEC được thành lập năm 1988 như là trung tâm quản lý đổi mới và khởi nghiệp công nghệ và được đổi tên NEC năm 2001 và trở thành một nhánh của NUS Enterprise.
Mục đích chính của NEC là thúc đẩy toàn diện các khía cạnh của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào trong các nghiên cứu cốt lõi và các hoạt động đào tạo.
NEC có trách nhiệm nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp và tạo ra các công ty mạo hiểm cho NUS.
Hoạt động của Trung tâm khởi nghiệp NUS (NEC)
Các hoạt động chính của NEC gồm: đào tạo trải nghiệm, phát triển khởi nghiệp, ươm tạo, nghiên cứu khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Các chương trình chính của NEC được thực hiện bởi những doanh nhân thiết tha với cộng đồng NUS, nó bao gồm sinh viên, các khoa, và các cựu sinh viên. Tuy nhiên, NEC còn hỗ trợ cho nhiều sáng kiến cho cộng đồng sinh viên/cựu sinh viên NUS như: Startup – up@Singapore Business Plan Competition hay chương trình Plug-In@B1k71.
NEC đã mang lại những tác động tích cực đến cộng đồng khởi nghiệp. Số lượng các công ty khởi nghiệp gia tăng mạnh và lợi nhuận cũng đã xuất hiện ở các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu. Tạo ra công việc và thu hút được lao động chất lượng cao làm việc.
Các tiện ích chung trong hệ sinh thái khởi nghiệp NUS
Các tiện ích chung trong hệ sinh thái khởi nghiệp: Startup@Singapore, Bệnh viện thực hành cho kinh doanh, diễn đàn Techno-Venture.
Những nỗ lực của chính phủ trong việc phát triển hệ sinh thái đã tạo ra tác động rõ rệt. Quỹ Nghiên cứu Quốc gia của Singapore (NRF) đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện để xác định những điểm yếu và lỗ hổng trong bối cảnh khởi nghiệp trong nước và đưa ra các chương trình để giải quyết những điểm thất bại, cụ thể trong một sáng kiến năm 2008 được gọi là Khung cải cách và Doanh nghiệp Quốc gia (NFIE).
Các chương trình như Quỹ Đổi mới Đại học (UIF), Quỹ tài trợ các Dự án thực nghiệm (POC), Vốn đầu tư mạo hiểm Giai đoạn đầu (ESVF) và Chương trình ươm mầm Công nghệ (TIS) đã giúp tạo ra một chu trình xuyên suốt trong hoạt động khởi nghiệp qua nhiều năm cũng như được bổ sung bằng nhiều sáng kiến khác nhau từ Cơ quan Phát triển Truyền thông (MDA), Cơ quan phát triển Infocomm (IDA) và SPRING Singapore.
Dữ liệu từ NRF cho thấy khoảng 100 triệu đô la Singapore được phân bổ cho các chương trình đầu tư như ESVF và TIS (tính đến tháng 3 năm 2016) cho phép các công ty mới khởi nghiệp thu hút nguồn tài trợ tiếp theo từ nguồn vốn tư nhân lên đến gần 400 triệu đô la Singapore, tạo ra một đòn bẩy ấn tượng gấp 4 lần mức chi của chính phủ.
Quỹ Đổi mới Đại học cung cấp cho các trường đại học nguồn tài chính đáng kể để đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp trong cộng động sinh viên. NUS (trường đại học quốc gia Singapore), NTU (trường đại học công nghệ Nanyang) và SMU( trường đại học quản lý Singapore) đều có sự gia tăng hoạt động khởi nghiệp trong vài năm gần đây.
Sau đây là các chương trình hỗ trợ vốn thúc đẩy khởi nghiệp
NRF có 7 vườn ươm dưới hệ thống ươm tạo công nghệ (Technology Incubation) giúp hỗ trợ các startup công nghệ cao ở giai đoạn early stage.
Các vườn ươm sẽ cung cấp chương trình mentor đến các công ty startup
Clerbrigde Accelerator: tập trung vào thiết bị công nghệ sinh học, nano, khoa học vật liệu, thuật toán máy tính.
I2G Tech Accelerator: tập trung vào năng lượng sạch, wireless, IT, công nghệ công nghiệp và y tế.
Neoteny Labs: tập trung vào ứng dụng di động, khách hàng internet, phần cứng và thiết kế điện tử.
Plug and Play: tập trung vào công nghệ cao.
Social Slingshot: tập trung vào trang web media xã hội, điện thoại di động thế hế tiếp theo, công nghệ sạch.
Small World Group: tập trung vào công nghệ sinh học và hệ thống nhìn, laser, pin năng lượng mặt trời.
Stream Global: tập trung vào lĩnh vực lan truyền thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) và không gian số tương tác (IDM).
2. Chương trình khởi nghiệp cộng đồng giới trẻ (YSEP)
Cung cấp số tiền 50.000$ cho startup phát triển và triển khai công việc kinh doanh với các yếu tố dịch vụ mang tính xã hội địa phương.
Chương trình được sự hỗ trợ từ Bộ Phát triển Xã hội và Gia đình (MSF)
3. iJAM
Quỹ dùng để hỗ trợ phát triển các ý tưởng về Media số và tương tác. Ngân sách có thể lên tới 250.000$ và chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hỗ trợ tối đa 50.000$ giúp việc ươm mầm 100% các chi phí khởi nghiệp và tối đa là 2 năm;
- Giai đoạn 2: Sau khi đạt được KPI ở giai đoạn 1, bạn có thể nhận tối đa lên đến 100.000$ và phải có một bên thứ 3 đối ứng tương ứng với số tiền trên.
4. ACE Startup Grant (The Action Community for Entrepreneurship)
ACE sẽ đầu tư mồi 7$ cho mỗi 3$ tăng thêm cho đến 50.000$.
Cho việc chọn lựa các công ty mạo hiểm, ACE sẽ đầu tư mồi 3$ cho mỗi 7$ tăng thêm cho đến 100.000$.
5. Ươm tạo số Joyful Frog
Tập trung và lĩnh vực media số tương tác.
Chương trình được hỗ trợ bởi SingTel, Innov8 và hai đại diện của chính phủ là MDA và Spring Singapore.
6. POC (Proof of Concept) Grants
Hỗ trợ hoàn thiện cho việc thử nghiệm các ý tưởng công nghệ ở giai đoạn khái niệm, được cơ quan chính phủ hỗ trợ như SPRING và NRF.
Các lĩnh vực hỗ trợ: công nghệ điện tử, máy ảnh và thiết bị; công nghệ nano, hóa học và vật liệu; công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ y sinh.
7. Quỹ Cleantech Startup – up
Quỹ dành cho các lĩnh vực năng lượng sạch, môi trường nước sạch. Đi kèm với nó là việc vườn ươm NEI (NUS Enterprise Incubator) đã thiết lập tích hợp vườn ươm về công nghệ sạch và nó sẽ cung cấp chương trình mentor, các tiện ý và các nguồn quỹ.
Ngân sách đầu tư lên tới 500.000$ trên một dự án trong giai đoạn 2 năm.
Các chương trình Ươm tạo cũng được thúc đẩy mạnh mẽ với các chương trình hỗ trợ ươm tạo NEI và Lab sáng tạo Grameen với các hoạt động: tư vấn kinh doanh tổng quát, hướng dẫn gọi vốn, hướng dẫn chung về marketing...
Cộng đồng startup Singapore phát triển với nhiều chương trình cộng đồng liên tục, với nhiều chương trình đạt được những thành quả tích cực như các chương trình: Plug-In@Blk71, Garag3, Học viện nhà sáng lập, E27, Mạng lưới thiên thần Châu á (BANSEA).
Qua việc tìm hiểu các hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và cụ thể là NUS Enterprise nói riêng, chúng ta thấy được vai trò đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore là vô cùng quan trọng. Các trường đại học là đơn vị tiên phong và đi đầu trong các sáng kiến nhằm hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp từ việc tham gia đào tạo, nâng cao tinh thần khởi nghiệp, đến tham gia sâu vào việc gọi vốn, đầu tư, thành lập các không gian làm việc cũng như tổ chức các sự kiện kết nối. Trường đại học làm việc với các đại diện chính phủ để triển khai trực tiếp các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ.
>> Phần 1: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Mỹ
>> Phần 2: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Phần Lan
>> Phần 3: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Malaysia
>> Phần 4: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Israel
Hẹn gặp lại các bạn ở phần 6: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học của Đức