Bạn không cần phải từ bỏ ước mơ của mình để có một sự nghiệp thành đạt.Dưới đây là 3 cách để đặt đam mê của bạn vào công việc. Đừng bao giờ đánh mất ước mơ của bạn. Bạn đã bỏ qua những gì từ điều bạn cần khám phá lần nữa? Là một người kinh doanh có trách nhiệm, tôi nghĩ đó là điều phải làm.
Tôi đang cầu xin sự tha thứ( Tôi đang cảm thấy rất hối hận ): Trong việc theo đuổi kinh doanh, tôi đã đánh mất đi niềm đam mê quan trọng nhất của tuổi trẻ.Trong lần đến thăm các doanh nhân cùng các nhà lãnh đạo khác, tôi nhận thấy một điều: nhiều người đã từ bỏ niềm đam mê của họ quá sớm để tập trung vào những gì họ hi vọng sẽ thành công,có mức sống cao và sự nghiệp phát triển.
Rất có thể là bạn cũng vậy.
Vâng, bạn không phải là một “sát thủ” chuyên nghiệp như bạn nghĩ. Từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói với bạn rằng niềm đam mê của bạn không hề mất đi, và bạn có thể tiếp tục duy trì niềm đam mê của mình. Đó là những gì mà tôi đã trải qua, và cả những gì bạn có thể học hỏi từ cuộc hành trình của tôi:
Năm 13 tuổi, tôi phát hiện ra mình có năng khiếu và đam mê với âm nhạc, nó trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Ở trường đại học, tôi có được tốt nghiệp môn Văn học tiếng Anh, nhưng tôi vẫn lên kế hoạch bắt đầu sự nghiệp bằng cách luyện viết nhạc và hát các bài hát. Sau đó tôi kết hôn, có 2 đứa con, ở tuổi 24, tôi quyết định trở thành một nhạc sĩ và gia đình tôi đã phản đối kịch liệt.
Vì vậy mà tôi đã tạm xa cây đàn ghi ta của mình và làm trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
Tôi đã vô cùng đau đớn khi phải từ bỏ âm nhạc. Nhưng đối với tôi đó chỉ là vấn đề về sự ưu tiên. Tôi cũng mong muốn có một gia đình hạnh phúc. Tôi đã từ bỏ giấc mơ của mình để theo đuổi một mục đích khác. Tôi không phải là tù nhân nhưng tôi thực sự cảm thấy tội lỗi. Âm nhạc từng là một phần quan trọng trong tính cách của tôi, nó là chìa khoá để tôi có thể kết nối với mọi người. Khi còn đam mê tôi đã theo đuổi nó nhưng bây giờ tôi chỉ biết đóng nó lại bằng mọi cách để theo đuổi mục đích khác. Tôi đã bỏ lỡ đam mê của mình.
Về chuyên môn, tôi sớm nhận ra rằng tôi thích trở thành một doanh nhân, nhưng tôi không thích làm trong ngành dịch vụ tài chính. Phải mất một vài năm, từ nền tảng kinh doanh cơ bản tôi đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Không lâu sao, với sự giúp đỡ của các cố vấn và bạn bè, tôi đã kiếm tiền với những công việc mà tôi thích- viết sách, diễn thuyết, huấn luyện,lãnh đạo. Và tôi vẫn đang làm những điều ấy.
Theo thời gian, tôi bắt đầu chơi nhạc một lần nữa, vì chính bản thân. Sau đó tôi chơi trong một vài buổi diễn chỉ để tận hưởng niềm đam mê của mình. Trong vài năm qua tôi mới bắt đầu viết nhạc và thu âm lại. Thỉnh thoảng tôi còn chơi nhạc trong những bài phát biểu chính của tôi. Tôi không có bất kỳ bài hit nào, nhưng tôi thấy hài lòng khi tôi được tôn trọng về cá tính, sở thích của mình.
Và nó sẽ tiếp thêm động lực cho tôi trong cuộc sống.
Thật thú vị, con đường khơi dậy niềm đam mê nghề nghiệp và âm nhạc của tôi lại có những điểm chung. Vì vậy, nếu bạn đang tìm cách khơi dậy niềm đam mê trong cả hai lĩnh vực , hãy xem xét 3 bài học này.
Đặt ra những câu hỏi khó
Vào những thời điểm quan trọng trong hành trình của tôi, tôi đã đặt ra một câu hỏi khó làm thay đổi tương lai của tôi. Tôi đã từng hét lên trong tuyệt vọng, thừa nhận rằng tôi không phải là một cố vấn tài chính. Và tự đặt ra câu hỏi” Tiếp theo mình nên làm gì?” Về sau, khi tôi bắt đầu việc diễn thuyết và phát triển nghề nghiệp, tôi lại tự hỏi mình,” Giá trị thông điệp mà tôi truyền đạt sẽ giúp ích gì cho người khác ì?” Với âm nhạc,” Tại sao tôi dừng niềm đam mê này quá sớm?”
Dựa vào kinh nghiệm của bạn
Khi đặt ra câu hỏi, thì chúng ta luôn có câu trả lời. Chúng ta có thể không thích nó. Chúng ta có thể không chấp nhận kết quải ấy. Nhưng câu trả lời nó xuất phát từ kinh nghiệm của chúng ta. Tôi đã tìm thấy kinh nghiệm nuôi dưỡng niềm đam mê của tôi và cho tôi những câu trả lời tốt nhất.
Hãy mạo hiểm
Bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc duy trì niềm đam mê chắc chắn sẽ làm cho không gian thoải mái bị thay đổi. Sẽ có rủi ro – thứ khiến người khác sẽ nghĩ chúng ta là những đứa dở hơi, thất bại. Nhưng có một rủi ro lớn hơn: Bỏ qua niềm đam mê của chính mình và những gì bạn phải gánh chịu không gì ngoài nỗi đau và hối tiếc.
Tôi đã làm một chương trình phát thanh cách đây không lâu cùng với bạn của tôi Adam Markel, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Pivot, Khi đọc cuốn sách ấy, ngay lập tức tôi đã nói với Adam, sự thay đổi đó không nhất thiết phải là lựa chọn tất cả hoặc không được gì?
Chắc chắn, đôi khi chúng ta cần phải thực hiện bước nhảy vọt. Nhưng chúng ta đa số có thể bắt đầu với những điều nhỏ nhặt để tạo nên điều lớn lao. Chúng ta có thể tạo ra những thay đổi khi đặt chính mình trên một quỹ đạo hoàn toàn khác. Chúng ta có thể nhen nhóm lại niềm đam mê với những bước đi nhỏ hơn, đôi khi trên những con đường song song với những mục đích khác.
Tác giả: Steve Farber
Người dịch: ITP