Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Guy Kawasaki từng nói “Lên ý tưởng thì dễ, thực hiện được nó mới khó”.

20170630164607 GettyImages 607477415

Bạn đang định thành lập một công ty. Bạn có một sản phẩm hoặc một loại hình dịch vụ mà bạn nghĩ mọi người sẽ thích, bạn sẵn sàng triển khai nó. Vậy chỉ còn một vấn đề: bạn phải bắt đầu từ đâu?
Ngay từ đầu việc xây dựng một công ty đã chẳng phải là điều dễ dàng, đặc biệt nếu bạn có ý định mở một công ty có quy mô lớn. Nhà đồng sáng lập của Alltop - doanh nhân Guy Kawasaki từng nói: “Lên ý tưởng thì dễ nhưng thực hiện được nó mới khó”.

Theo ước tính có khoảng 50% doanh nghiệp nhỏ phá sản trong vòng bốn năm đầu. Vậy làm thế nào để thành công?

Câu trả lời là: hãy làm cho sự tăng trưởng trở thành một phần cố hữu của công ty bạn. Để làm được điều đó, ban điều hành và tập thể nhân viên của bạn cần tập trung vào việc phát triển kinh doanh, tăng trưởng nhanh và duy trì sự tăng trưởng đó. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng nói luôn dễ hơn làm.

Để công ty phát triển và tăng trưởng nhanh, hãy làm theo 5 bước sau:

1. Có kế hoạch

Trước khi nghĩ đến việc phát triển kinh doanh, bạn cần một nền tảng vững chắc. Tức là bạn phải có một sản phẩm khả thi, một đội ngũ chuyên nghiệp và chiến lược đúng đắn. Nếu ý tưởng của bạn đã được người khác thực hiện hoặc mọi người chưa muốn đón nhận nó, bạn sẽ rất khó mở rộng quy mô. Ý tưởng của bạn phải khác biệt với những cái đã có trước đó. Điều gì mà chỉ mình bạn mới có?
Một khi bạn xác định được đề xuất có giá trị và thiết lập xong nền tảng, bạn có thể bắt đầu xây dựng chiến lược cho mình. Đầu tiên hãy đề ra các mục tiêu cụ thể mà bạn có thể đạt được. Sau đó, hãy biến nó thành hiện thực. “Nhìn thấy tương lai dù chúng ta đang ở hiện tại”, Larry Ellison, đồng sáng lập của Oracle, cho biết.

Bạn cần đưa ra một kế hoạch thật chi tiết. Luôn luôn có những mục tiêu nhìn xa trông rộng và làm ngay lập tức những gì bạn có thể để đạt được mục tiêu đó.

2. Hiệu quả cao với chi phí thấp
Khi mới bắt đầu, bạn cần biết cách làm thế nào để đạt được thành công chỉ với nguồn lực ít ỏi. Có thể bạn chỉ có vài người trong nhóm và một ngân sách hạn hẹp, vậy làm sao để có thể vượt qua rào cản này là cả một bí quyết.

Lý do 82% doanh nghiệp thất bại đều liên quan đến vấn đề dòng tiền. Bạn cần phải chi tiêu tiết kiệm và kinh doanh hiệu quả. Bạn nên cắt giảm một số chi phí phát sinh như “team lunch” và suy nghĩ thật kĩ khi muốn mua một thứ gì đó. Bạn có thực sự cần những chiếc ghế văn phòng đắt tiền không?

Chắc chắn sẽ có lúc bạn được mua sắm và chi tiêu thoải mái nhưng không phải bây giờ, khi bạn đang cần tiền để tập trung phát triển kinh doanh.

3. Nhắm trúng mục tiêu
Nếu chưa có ai biết đến doanh nghiệp hay sản phẩm,dịch vụ của bạn thì việc phát triển hay bán hàng là điều bất khả thi. Do đó, bạn cần đưa thương hiệu của mình đến đúng đối tượng. Nhưng làm cách nào?

Bắt đầu bằng cách nghiên cứu khách hàng mục tiêu của bạn. Thói quen, sở thích và mối quan tâm của họ là gì? Nghiên cứu nhân khẩu học để có được một hình ảnh rõ ràng về khách hàng lý tưởng của bạn. Đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem thương hiệu của bạn có thể giúp gì cho họ. Bạn có thể giải quyết được vấn đề gì? Làm thế nào bạn có thể giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn? Cá nhân hoá hình tượng khách hàng sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu phù hợp với họ
Khi phát triển một thông điệp thương hiệu, hãy tập trung kể một câu chuyện thay vì chỉ giới thiệu bán sản phẩm. Jay Baer, nhà sáng lập Convince and Convert đã nói: "Nếu câu chuyện của bạn chỉ kể về sản phẩm và dịch vụ của bạn, đó là không phải kể chuyện. Nó chỉ là một tờ rơi thôi. Hãy cho bản thân quyền thêm thắt cho câu chuyện để nó sống động hơn."

Một câu chuyện thương hiệu nên hướng đến đối tượng mục tiêu của bạn trên một mức độ cảm xúc nào đó và làm cho mọi người cảm thấy được kết nối với thương hiệu của bạn. Người ta càng quan tâm về thương hiệu của bạn, bạn càng có thể phát triển kinh doanh tốt hơn.

4. Quảng bá thương hiệu
Bạn càng nắm bắt được tâm lí và mong muốn của khách hàng sớm thì bạn càng sớm bán được hàng cho họ. Điều đó có nghĩa đây chính là lúc quảng bá thông điệp thương hiệu của bạn đến mọi nơi. Nếu cần thiết bạn thậm chí phải leo lên nóc nhà và hét lớn.
Ngoài ra, tập trung vào việc thu hút khách hàng của bạn thông qua các kênh truyền hình và những chiến thuật. Nói chung, khách hàng tiềm năng cần tương tác với thương hiệu từ sáu đến tám lần trước khi thực hiện mua bán.

Hãy chắc chắn rằng kế hoạch của bạn không vượt quá ngân sách. Tiếp thị không cần phải đắt cắt cổ mới có hiệu quả. Trong khi phí quảng cáo tăng chóng mặt thì sử dụng phương tiện truyền thông và tạo nội dung lại hoàn toàn miễn phí - tất cả những gì bạn cần phải lo lắng là chi phí lao động nội bộ.

Khi tạo nội dung cho blog hoặc truyền thông, hãy nghĩ đến người mua mà bạn đã tạo. Viết nội dung có giá trị có liên quan đến khách hàng của bạn và đặt thương hiệu của bạn đúng cách. Hãy trình bày một vấn đề mà khách hàng của bạn đang vấp phải và đề xuất ngay giải pháp bằng chính sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Theo như bình luận của Robert Rose - người dùng Twitter kiêm cố vấn nội dung của Học viện Content Marketing, "Tiếp thị đang cho thế giới thấy rằng bạn là một ngôi sao nhạc rock. Tiếp thị nội dung đang cho thế giới thấy rằng bạn là độc tôn."

Hãy đảm bảo nội dung của bạn đủ mạnh mẽ và phù hợp. Nó có thể là các bài đăng trên blog, sách điện tử, video, bảng thống kê và nhiều hơn nữa. Bạn càng tạo nhiều loại nội dung thì bạn càng có xu hướng quan tâm đến khách hàng của mình nhiều hơn và xem bản thân như một nhà lãnh đạo.

5. Hãy linh hoạt
Trong thế giới kinh doanh, mọi thứ đều có thể thay đổi bất ngờ. Hãy chắc chắn rằng nhóm của bạn có thể thích nghi một cách nhanh chóng và vươn lên dù bất kì trở ngại nào đến với bạn. Một nhóm gồm những người phù hợp là chìa khóa để làm điều này khả thi.

Khi thuê nhân viên, hãy đặt tiêu chuẩn cao và thường xuyên đánh giá nhân viên tiềm năng. Tất nhiên, bạn muốn có nhân viên tốt nhất, nhưng bạn cũng cần những người cộng tác phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Là người lãnh đạo công ty, bạn phải luôn chú trọng vào sự phát triển. Nhóm của bạn sẽ trông cậy vào bạn trong thời điểm khó khăn, nhưng bạn vẫn phải tích cực. Sẽ có rất nhiều thăng trầm trong suốt quá trình, nhưng bạn phải luôn giữ vững mục tiêu cuối cùng của mình.

Nhà sáng lập IKEA - Ingvar Kamprad đã nói, "Chất độc nguy hiểm nhất chính là cảm giác thành công, còn thuốc giải độc là mỗi buổi tối hãy nghĩ đến những gì có thể làm được tốt hơn vào ngày mai. "

Dịch từ: entrepreneur.com