Tư vấn Dịch vụ văn phòng
 
Tổng đài hỗ trợ
(08) 372 44 404

Tại Mỹ, từ thập niên 1970 đến giữa thập niên 2000, mỗi năm có 500.000 đến 600.000 doanh nghiệp mới mở ra và sự xuất hiện của những tập đoàn hùng mạnh khiến nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc. Điều gì đã làm nên sự phát triển này của nước Mỹ?

Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự hưng thịnh của nước Mỹ, nhưng tinh thần khởi nghiệp của người Mỹ và vai trò quan trọng của trường đại học là một trong những yếu tố quyết định.

Những người làm chính sách tại Mỹ cho rằng đại học có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế khu vực và thúc đẩy khởi nghiệp. Một số bằng chứng là Học viện MIT (Massachusetts Institute of Technology Valley) đóng vai trò thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tại Boston và đại học Stanford ở khu vực Silicon Valley. MIT đã đồng hành và giúp thúc đẩy thời đại kỹ thuật số bằng việc mở đường phát triển cho tính toán hiện đại và công nghệ mạng máy tính, viết các phần mềm tương tác người dùng. MIT không chỉ mang lại lợi ích cho các công ty công nghiệp, mà trường đã có quan hệ gần gũi hơn với những tổ chức bảo trợ mới của mình, những quỹ thiện nguyện và chính phủ liên bang.

vien cong nghe mit

Viện Massachusetts Institute of Technology Valley

Hay bằng chứng thứ hai là trường NJIT (New Jerrsey Institute of Technology). NJIT xem phát triển kinh tế như là một trong bốn nhiệm vụ chính của mình. Hay ở khu vực Bethlehem, nếu công nghiệp thép từng là mặt hàng sản xuất chủ lực, thì nay, đại học Lehigh đã trở thành một tổ chức tiên phong cho phát triển kinh tế khu vực bằng máy tính và phần mềm.

Để duy trì vị thế dẫn đầu nền kinh tế thế giới, nước Mỹ đã lấy “tinh thần khởi nghiệp” làm lợi thế cạnh tranh chủ đạo. Theo thống kê, năm 2014, cứ 1 trong 5 sinh viên ngành kinh tế tại Mỹ tốt nghiệp sẽ nộp hồ sơ vào các công ty công nghệ. Những người trẻ ở Mỹ luôn cảm thấy hào hứng với ảnh hưởng mà các công ty công nghệ tạo ra.

Điều gì đã làm nên thành công trong phong trào khởi nghiệp này? Dưới đây là 4 nhân tố khẳng định vai trò quan trọng của trường Đại học trong thúc đẩy khởi nghiệp cho các sinh viên tại Mỹ.

Xây dựng văn hóa khởi nghiệp và kỹ năng khởi nghiệp

Thay vì coi trọng dòng dõi, địa vị, truyền thống như nhiều quốc gia khác, người Mỹ coi trọng những cá nhân sẵn sàng khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công, bất kể cá nhân đó ở địa vị nào trong xã hội, xuất thân từ một khu ổ chuột hay một gia đình thế lực.

Kinh nghiem thuc day khoi nghiep tai truong dai hoc

Các trường đại học tại Mỹ xây dựng lối sống và văn hóa khởi nghiệp ngay trong trường đại học. Tiêu biểu là Babson - trường đại học đứng thứ nhất tại Hoa Kỳ trong 3 năm liên tục về giảng dạy khởi nghiệp cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, theo xếp hạng uy tín US News & World Report. Babson xây dựng văn hóa khởi nghiệp bằng cách khuyến khích sinh viên thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới; trao vốn cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất, bổ trợ kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên bằng các khóa học chuyên môn như: pháp lý, sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…

Trong văn hóa Mỹ, mối quan tâm của một cá nhân là quan trọng nhất. Họ tôn vinh những người dám tự làm, tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng, có được sự công nhận vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để có được thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại.

Điều này làm cho xã hội Mỹ cạnh tranh quyết liệt hơn và tạo ra thành tích cao hơn. Đây là một động lực rất lớn để hình thành các công ty mới.

Xây dựng các chương trình gắn kết giữa trường đại học và công nghiệp

Hợp tác giữa công nghiệp và đại học thể hiện qua nhiều hình thức. Theo NSF (The National Science Foundation), tại Mỹ, có 4 cấu thành liên quan giữa đại học – công nghiệp: hỗ trợ nghiên cứu, cộng tác nghiên cứu, chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ.

  • Hỗ trợ nghiên cứu: bao gồm góp cả tài chính và thiết bị cho trường đại học từ ngành công nghiệp. Các đóng góp tạo ra giá trị như: cung cấp các phòng thí nghiệm linh động, hiện đại; các chương trình phát triển trong các khu vực tập trung.
  • Cộng tác nghiên cứu: Các trường đại học phát triển hình thức hợp tác nghiên cứu gắn với sự hỗ trợ từ doanh nghiệp của ngành công nghiệp. Tại Mỹ, NSF đã tích cực khuyến khích hình thành các hợp tác nghiên cứu thông qua việc thành lập các trung tâm nghiên cứu như ERC (Engineering Research Center), IUCRC (Industry University Cooperative Research Center). Nó cung cấp các hình thức cơ bản cho việc hợp tác, nhằm tạo thuận lợi cho việc cộng tác giữa trường đại học và các công ty công nghiệp.
  • Chuyển giao tri thức: bao gồm các hoạt động truyền thông (cả chính thức và không chính thức), trao đổi qua lại giữa sinh viên và các khoa. Các hoạt động gắn kết của các công ty trong chương trình học của trường đại học là cơ chế chính cho việc chuyển giao tri thức.
  • Chuyển giao công nghệ: hoạt động này dựa trên các hợp tác nghiên cứu với ngành công nghiệp. Văn phòng Nông nghiệp của Mỹ phát triển các mô hình dịch vụ mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp cho việc chuyển giao công nghệ nông nghiệp đến nông dân. Trong đó, trường đại học là nguồn lực thông tin chính. Các trường đại học đóng vai trò tích cực trong việc thiết lập các tổ chức khác nhau như vườn ươm doanh nghiệp, công viên khoa học, công viên công nghệ v.v. nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh và khởi nghiệp. Điều này phụ thuộc vào khả năng của họ và chiến lược mục tiêu của khởi nghiệp. Các vườn ươm chủ yếu tập trung vào vốn và nguồn lực liên quan đến hạ tầng. Các dự án nằm trong vườn ươm có cơ hội tuyệt vời cho việc kết nối với các nguồn lực hỗ trợ khác.

dai hoc va cong nghiep

Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, cho rằng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đến từ tinh thần kinh doanh luôn muốn thương mại hóa những tiến bộ khoa học kỹ thuật:

“Hoa Kỳ là một xã hội tiền đồn... Luôn có nhu cầu thúc bách phải khởi nghiệp và tạo ra của cải vật chất. Hoa Kỳ là xã hội năng động nhất trong việc đổi mới, khởi nghiệp để biến những phát minh hoặc sáng chế mới thành hàng hóa, nhờ đó tạo ra của cải vật chất mới. Xã hội Mỹ luôn chuyển động và thay đổi...”

Thay đổi vai trò của các trường đại học và các nghiên cứu khoa học tự nhiên

Tại Mỹ, ranh giới giữa giới học thuật và các doanh nghiệp được xóa nhòa. Nhiều nhân sự thực hiện công việc trong các tập đoàn và tổ chức công có thể đến hoặc đi từ các trường đại học tại các thời điểm khác nhau trong sự nghiệp của họ.

Tại Mỹ các trường đại học được đổi mới để phát triển các kiến thức lý thuyết. Hệ thống tưởng thưởng của các định chế học thuật tại Mỹ khuyến khích các khoa gắn chặt vào nghiên cứu lý thuyết và các loại nghiên cứu cơ bản. Hầu hết các chương trình hợp tác đầu tư tại trường đại học bằng tiền công là được nhắm tới phát triển công nghệ mang tính cạnh tranh. Điều đó có nghĩa là đầu ra của các chương trình cần được đầu tư phát triển.

chuyen giao cong nghe

Để hiểu rõ hơn về vai trò của trường đại học, chúng ta xem xét mô hình chuyển giao tri thức và cách thức tự nhiên lan truyền tri thức.
Chuyển giao tri thức được thực hiện ở cả các kênh cá nhân và khách quan. “Tri thức nổi” là được xác thực và diễn đạt dễ dàng. “Tri thức ẩn” là không thấy được và rất khó để mô tả. Nó không dễ dàng để diễn đạt và là thường có tính chất cá nhân cao. Để triển khai được các công nghệ, quy trình mới, ngành công nghiệp cần tri thức ẩn. Vì vậy, những phần còn lại, khoảng trống giữa những gì ngành công nghiệp cần và những gì trường đại học có được trong việc phát triển các tri thức cơ bản là được luật hóa và chuyển giao thông qua văn bản, bằng sáng chế. Ngành công nghiệp cần kiến thức ẩn để có thể áp dụng và giải thích các tình huống cụ thể.

Phát triển vốn xã hội và các cầu nối còn thiếu trong khởi nghiệp

Ba chiều được xác định là ba thành phần của vốn xã hội (Nahapiet and Ghoshal, 1998), nó bao gồm: các kết nối mạnh mẽ, mối quan hệ đa chiều cá nhân dựa trên lòng tin, cộng tác và các hoạt động chung. Mối quan hệ xã hội là vốn quan trọng nhất, nó ảnh hưởng lên sự phát triển của vốn tri thức.

moi quan he xa hoi

Kết hợp và trao đổi nguồn vốn tri thức dẫn tới sự phát triển nguồn vốn tri thức. Việc này phụ thuộc vào bốn yếu tố: (1) tiếp cận đến các bên liên quan, (2) nhận được giá trị từ sự tương tác, (3) động lực cho việc khích lệ các hoạt động, (4) khả năng sáng tạo của các bên. Các trường đại học có thể tạo ra vốn xã hội thông qua các cơ chế khác nhau. Nó có thể phát triển ổn định vốn tri thức trong khu vực. Các trường đại học ở Mỹ đã hiện thực vai trò của họ trong việc đóng góp vào tăng trưởng khu vực.

Ví dụ:

Tại NewYork ở thập niên trước 1990, các trường đại học ở đây đã vận hành nguồn vốn tri thức thông qua CIC (Ceramic Innovation Corridor) hoặc tại trường đại học Alfred đã làm việc với nguồn lực ở Corning giúp phát triển kinh doanh tại khu vực, tạo ra một số công ty trong ngành viễn thông. Hay Starte University of New York tại Albany kết hơp với công ty IBM cũng thiết lập các vườn ươm với nguồn vốn công.

Các quan sát thực tế tại Mỹ

Các nghiên cứu về phát triển kinh tế khu vực cũng như tạo ra các công ty công nghệ cao thì các đại học đều đóng vai trò quan trọng như là cổ máy tạo ra tăng trưởng. Với các lợi thế trong lĩnh vực công nghệ sinh học và công nghệ thông tin truyền thông, các trường đại học còn dẫn đầu sự phát triển của các sáng kiến kinh doanh tri thức. Sự quan trọng của tri thức và kỹ năng lao động cao đã lôi kéo các công ty trong khu vực kết nối gần hơn với nghiên cứu của trường đại học.

Có thể kết luận rằng, việc đầu tư và hỗ trợ cho các trường đại học góp phần thúc đẩy doanh nghiệp ngày một phát triển. 

(ITP)