Sân chơi khởi nghiệp là một hình thức kinh doanh đầy rủi ro. Với nhiều nhà khởi nghiệp, tìm đường trong bối cảnh đầy cạnh tranh và tìm kiếm nguồn vốn cần thiết để tồn tại là một thử thách lớn không dễ dàng gì vượt qua.
Sự thật là có một số lượng hạn chế nguồn vốn có sẵn cho những nhà sáng lập trong khi mỗi ngày có vô số những dự án mạo hiểm mới hình thành để cạnh tranh giành lấy số vốn ấy. Những nhà đầu tư không thể đơn giản mở ví ra cho mỗi ý tưởng tốt được trình bày cho họ (thẳng thắn mà nói, ý tưởng tốt thì có đến hàng tá). Những dự án đảm bảo được nguồn vốn là những dự án thể hiện được làm thế nào có thể biến những ý tưởng tốt đó thành hiện thực.
Hãy xem xét 3 sai lầm thường gặp nhất mà startup đã phạm phải khi tìm kiếm đầu tư và làm thế nào mà bạn có thể tránh gặp phải tình huống tương tự như vô số những nhà khởi nghiệp trước bạn.
Nhiều nhà khởi nghiệp non kinh nghiệm, quá chú trọng đến những ưu thế của ý tưởng của họ, nên đã phạm phải sai lầm khi tham gia thảo luận với những giá trị không thực tế về công ty họ. Không thực tế về tình hình tài chính của công ty startup của bạn cho thấy ngay từ đầu rằng bạn thiếu hiểu biết thẳng thắn mà nói là chưa đủ trưởng thành về mặt khả năng lãnh đạo một công ty để có thể thành công trong việc tạo ra lợi nhuận về sau này.
Những nhà đầu tư thường tìm kiếm một công ty có một mô hình kinh doanh rõ ràng và có thể mở rộng được để họ có thể hỗ trợ. Bạn có thể tận dụng những công cụ đánh giá qua mạng để giúp bạn xác định cho Startup của bạn một giá trị đáng tin cậy mà nhờ đó bạn có thể được bảo vệ trước khi bước vào bất kì cuộc thảo luận nào.
Điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị cho nhóm của bạn trước buổi gặp mặt với nhà đầu tư, hỏi họ về những kinh nghiệm và thất bại trước đây, tìm hiểu xem những thông tin đó có thể giúp ích cho việc kinh doanh của bạn về lâu dài và sử dụng những chi tiết này khi nói chuyện với nhà đầu tư.
Có một chiến lược thâm nhập thị trường mà ở đó thể hiện được tiềm năng cho ưu điểm cạnh tranh bền vững của công ty bạn là một trong những điều quan trong nhất đối với nhà đầu tư. Dù vậy, một số nhà khởi nghiệp gặp khó khăn trong việc hình thành một kế hoạch rõ ràng để hướng đến một đối tượng cụ thể và cách để mở rộng thị trường theo thời gian.
Nếu bạn thất bại trong việc tìm nguồn vốn sau vòng gặp gỡ với nhà đầu tư, hãy xem xét đến việc đánh giá lại ý tưởng của bạn sẽ phù hợp với thị trường như thế nào, hay thậm chí xem xét lại toàn bộ đánh giá về thị trường. Có lẽ thị trường đầu tiên mà bạn nhắm đến quá nhỏ, hay quá đông người cạnh tranh, và với chỉ một thay đổi nhỏ, sản phẩm của bạn có thể phù hợp với một thị trường khác.
Cạnh tranh nguồn vốn khởi nghiệp có vẻ sẽ ngày một mãnh liệt khi mà ngày càng có nhiều trường hợp hàng tỉ đô la đầu tư biến mất hay những đợt phát hành cổ phiếu công hữu hóa của những công ty được đánh giá cao. Việc học tập từ những sai lầm trong quá khứ và thay đổi hướng chọn nhà đầu tư để tránh những thất bại trước đây của nhiều nhà khởi nghiệp chưa bao giờ quan trọng hơn.Trong khi có nhiều lý do một công ty khởi nghiệp không đảm bảo được nguồn vốn họ cần, thường lý do chính sẽ gom vào trong 3 trường hợp vừa trình bày ở đây. Nếu bạn có thể chuẩn bị cho những thử thách này trước khi tham gia vào phòng thương thuyết, bạn sẽ sẵn sàng để tạo ra những ấn tượng tốt cho nhà đầu tư để có thể ra về với nguồn vốn mà bạn cần để có thể tiếp tục cuộc chơi khởi nghiệp.