Theo Th.s Lê Nhật Quang- Phó giám đốc ITP, Giám đốc IEC trong bài phỏng vấn báo Tuổi trẻ: “Để tận dụng được nguồn chất xám trẻ cũng như sự năng động, nhiệt huyết từ sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại TP.HCM cho sự phát triển chung của công nghệ thành phố, theo tôi, việc trước tiên là cần tạo thêm nhiều môi trường cho các bạn trải nghiệm các nghiên cứu hay khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.”

1. Chặng đường dài từ ý tưởng đến thực tế
Lớn lên trong sự tăng trưởng của kinh tế và công nghệ, sinh viên gen Z am hiểu nhiều nền tảng công nghệ, luôn chủ động, có những sáng kiến, ý tưởng được đánh giá cao trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, để những ý tưởng từ chất xám sinh viên trở thành những sản phẩm là cả một chặng đường dài.

2. Không gian mở rộng năng lực và tư duy
Để tận dụng được nguồn “chất xám” trẻ cần tạo thêm nhiều môi trường cho các bạn trải nghiệm các nghiên cứu hay khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Điển hình là Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC 2021 do Khu công nghệ phần mềm thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thường niên.

Cuộc thi tạo sân chơi cho các bạn trẻ đang có những ý tưởng công nghệ. Từng bước đưa mô hình giải pháp và đưa sản phẩm ra thị trường. Được kết nối với nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, từ đó hợp tác phát triển giải pháp công nghệ.

3. Môi trường trải nghiệm cho sinh viên
Kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng là rất cần thiết trong việc xây dựng một môi trường trải nghiệm cho sinh viên đi sát với thực tế. Nhiều sinh viên sau khi tham gia nhiều cuộc thi, khóa học có sự đồng hành từ các chuyên gia trong doanh nghiệp đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích và trưởng thành hơn rất nhiều với các sản phẩm công nghệ của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *